Nối bước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia tiếp theo viện trợ miễn phí vũ khí quân sự giúp Ukraine cân bằng tương quan sức mạnh quân sự với Nga.
Báo Thế giới và Việt Nam ngày 3/6/2022 cho biết, dựa vào thông tin Lithuania Arvydas Anusauskas - Bộ trưởng Quốc phòng Litva đăng tải trên Twitter, Thổ Nhĩ Kỳ vừa đồng ý viện trợ miễn phí UAV Bayraktar (máy bay không người lái) do nước này phát triển đến Ukraine.
Cụ thể, theo tiết lộ của Đại diện Bộ Quốc phòng Litva, chính quyền Ankara (thủ đô Litva) vô cùng ngạc nhiên khi Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi tặng Ukraine máy bay UAV Bayraktar thay vì nhận khoản thanh toán từ Litva như thỏa thuận trước đó. Vì thế, nước này sẽ dùng số tiền trên ủng hộ người dân Ukraine gặp nạn cũng như hỗ trợ trang thiết bị, đạn dược trang bị thêm cho Bayraktar.
Hình ảnh máy bay UAV Bayraktar sản xuất bởi Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn: Thế giới và Việt Nam)
Trước đó, vào tháng 1/2022, ông Haluk Bayraktar - Giám đốc điều hành Baykar Defense (công ty quốc phòng tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về UAV, C4I và trí tuệ nhân tạo) từng thông báo hợp đồng giao dịch UAV Bayraktar với 16 quốc gia. Đến tháng 9/2021, doanh nghiệp này cũng ký biên bản ghi nhớ cùng Bộ Quốc phòng Ukraine về việc xây dựng trung tâm bảo dưỡng và nâng cấp UAV gần trung tâm thành phố Kiev (Ukraine).
Cùng ngày, trong một cuộc họp báo với truyền thông, Bridget Brink - Đại sứ Mỹ tại Ukraine tiết lộ, Bộ Tư lệnh Ukraine đã quyết định phạm vi tấn công của HIMARS thời gian sắp tới. HIMARS là hệ thống phóng tên lửa hạng nhẹ, tương đối cơ động và tiện dụng trên chiến trường. Đây là vũ khí pháo binh phát triển bởi Hoa Kỳ với tầm bắn lên đến 80 km. Ngoài ra, mỗi máy có thể mang theo 6 tên lửa điều hướng bằng GPS và nạp lại khoảng 1 phút với kíp vận hành.
Vào ngày 1/6/2022, Hoa Kỳ từng công bố quyết định cung cấp gói hỗ trợ 700 triệu USD đến Ukraine, bao gồm hệ thống HIMARS. Ông Brink nhấn mạnh, vũ khí viện trợ từ Hoa Kỳ (HIMARS) sẽ giúp pháo binh Ukraine cải thiện tầm bắn, đồng thời đạt độ chính xác cao hơn giúp chống lại những vũ khí quân sự tối tân. Mặc dù là nước viện trợ trực tiếp, song Mỹ vẫn tôn trọng quyền tự quyết của Ukraine về vấn đề sử dụng vũ khí.
Các chuyên gia nhận định, với phạm vi ảnh hưởng lớn và tính đa dụng cao, nếu triển khai bắn phá từ khu vực biên giới, HIMARS vẫn có thể dễ dàng tấn công vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, qua trao đổi giữa Hoa Kỳ và Ukraine, chính quyền Kiev cam kết sẽ không sử dụng vụ khí này để xâm phạm chủ quyền Nga.
Thái Sơn (TH)
Bình luận