Tác hại của việc thức khuya thường xuyên
Sức khỏe

Tác hại của việc thức khuya thường xuyên

Theo nhịp sống hiện đại đầy bận rộn, nhiều người thường duy trì thói quen thức khuya dù biết đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Thức khuya thường xuyên không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, suy giảm sức đề kháng mà còn tiềm ẩn những tác hại khôn lường đối với sức khỏe.

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo nguồn năng lượng, sức khỏe và tinh thần sau một ngày dài hoạt động. Việc thức khuya thường xuyên, ngủ không đúng giấc, đủ giấc sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn, mất cân bằng.

  Tác hại của việc thức khuya thường xuyên

Nguồn ảnh: Tin Học Vui

Thức khuya thường xuyên sẽ khiến trí nhớ bị suy giảm và ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Não bộ sau một ngày hoạt động nếu không được nghỉ ngơi sẽ dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, giảm hiệu suất ghi nhớ, tập trung, tinh thần trở nên tiêu cực hơn thậm chí là dẫn đến tình trạng thiếu máu não, đau đầu, chóng mặt hay chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer.

Không chỉ ảnh hưởng đến não bộ, việc thức khuya kéo dài khiến hệ miễn dịch và sức đề kháng giảm sút, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, cảm cúm. Nếu tình trạng chất lượng giấc ngủ kém và việc đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến suy kiệt chức năng gan, tim mạch, hệ tiêu hóa và dạ dày cũng bị tổn thương. Ngoài ra, thức khuya còn dễ gây ra các rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến làn da, nghiêm trọng hơn là dẫn đến bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hay các căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Theo các nghiên cứu, khoảng thời gian từ 21 - 23 giờ là khoảng thời gian hệ miễn dịch hoạt động, cơ thể cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Tiếp đó, phổi, gan, mật và một số cơ quan khác thực hiện các hoạt động thải độc, tủy tiến hành tái tạo máu nên trong khoảng thời gian từ 23 - 5 giờ, cơ thể cần đi vào giấc ngủ say. Và từ 5 - 9 giờ, ruột non sẽ hấp thu dinh dưỡng, ruột già tiến hành thải độc nên cần cung cấp bữa sáng để bổ sung dinh dưỡng. Theo đó, mỗi ngày, trẻ em cần ngủ 10 - 12 giờ, thanh thiếu niên cần ngủ 7 - 9 giờ và người trưởng thành cần ngủ 7 - 8 giờ để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và các hoạt động tái tạo bên trong cơ thể diễn ra bình thường.

Để tinh thần và thể lực luôn ở trạng thái tốt nhất, mỗi chúng ta không chỉ cần xây dựng cho riêng mình một kế hoạch làm việc khoa học, hiệu quả, chú trọng vào việc ăn uống, luyện tập thể dục thể thao mà còn cần chú ý cải thiện giấc ngủ, hạn chế tình trạng thức khuya. Chúng ta cũng cần tránh sử dụng các thức uống chứa caffeine trước khi ngủ và tạo không gian ngủ thoải mái, phù hợp để nâng cao chất lượng giấc ngủ hàng ngày.

Key

Bình luận