New Zealand đối mặt tình hình biến đổi khí hậu
Tin Quốc Tế

New Zealand đối mặt tình hình biến đổi khí hậu

Nhiệt độ nước biển tăng cao là nguyên nhân chính làm chim cánh cụt xanh chết hàng loạt tại bờ biển New Zealand.

Báo Thanh niên (Việt Nam) ngày 15/6/200 cho biết, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân khiến hàng trăm xác chim cánh cụt trôi dạt vào bờ biển New Zealand.

Đại diện Bộ Bảo tồn New Zealand nhận định, đại dương hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ bầu khí quyển. Do đó, khi vào mùa nóng, thời tiết nóng bức, nhiệt độ nước biển tăng cao là nguyên nhân khiến loài chim bé nhỏ này chết hàng loạt. Theo ước tính, ở vùng cực bắc New Zealand mỗi ngày có gần 200 xác chim cánh cụt xanh (loài chim bản địa) nằm chết trên bờ biển.

New Zealand đối mặt tình hình biến đổi khí hậu

Xác chim cánh cụt chết và trôi dạt vào những bãi biển New Zealand (Nguồn: Thanh niên)

Thông tin do tờ Newsweek - Tạp chí hàng tuần của Hoa Kỳ ghi nhận, hiện tượng trên xảy ra từ đầu tháng 5/2022 khi bà Carol Parker (một cư người dân địa phương) phát hiện 22 thi thể cánh cụt xanh ở bãi biển Tokerau (New Zealand).

Qua tiến hành khám nghiệm, Graeme Taylor - Chuyên gia thuộc Bộ Bảo tồn New Zealand nhận xét, một số cánh cụt xanh chết vì mất nhiệt, số khác lại có biểu hiện đói lâu ngày. Cụ thể, loài này thường có khối lượng trung bình khoảng 1 kg, nhưng tình trạng hiện tại nhiều con chỉ nặng khoảng 500-600 gram. Đồng thời, thân thể chúng chỉ còn da bọc xương, toàn bộ mô thịt và mỡ cần thiết để cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động trong nước gần như tiêu biến.

Bộ Bảo tồn New Zealand khuyến cáo người dân nên để thi thể chim cánh cụt trôi dạt ra biển và phân hủy tự nhiên, tránh gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, không riêng chim cánh cụt xanh, Cơ quan này cũng cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn vong của nhiều loài khác vào thời gian tới.

Thái Sơn (TH)

Bình luận