Khủng hoảng nguồn nước đe dọa an ninh lương thực toàn cầu
Tin Quốc Tế

Khủng hoảng nguồn nước đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

(TAP) - Do khai thác quá mức và quản lý kém trong nhiều thập kỷ, nguồn cung cấp nước toàn cầu đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Theo cảnh báo từ các chuyên gia, ảnh hưởng sâu rộng của tình trạng này có thể đe dọa an ninh lương thực toàn cầu.

Đó là thông điệp đáng lo ngại từ báo cáo báo cáo “Đánh giá chu trình thủy văn vì lợi ích chung toàn cầu” (Valuing the Hydrological Cycle as a Global Common Good) ngày 17/10 của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu (Global Commission on the Economics of Water, viết tắt: GCEW). Trong nội dung nghiên cứu, GCEW cho biết, thế giới đang đối mặt với thảm họa nước ngày càng gia tăng. Hàng thập kỷ quản lý kém hiệu quả và đánh giá thấp tầm quan trọng của nguồn nước đã làm hỏng hệ sinh thái nước ngọt và đất, đồng thời cho phép ô nhiễm liên tục xảy ra ở các nguồn cung cấp sạch.

Khủng hoảng nguồn nước đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

Chuyên gia cảnh báo, nguồn cung cấp nước toàn cầu đang đứng ngước nguy cơ khủng hoảng (Nguồn: U.S. Department of the Interior)

Chu trình thủy văn (vòng tuần hoàn nước) đang lâm vào tình trạng “căng thẳng chưa từng có” (unprecedented stress), thậm chí bị đánh giá là “lần đầu tiên (tệ nhất) trong lịch sử loài người” (first time in human history). Hơn 1.000 trẻ em dưới 05 tuổi tử vong mỗi ngày do bệnh tật do nước và điều kiện vệ sinh không an toàn. Nhiều phụ nữ và bé gái dành 200 triệu giờ/ngày để lấy và vận chuyển nước. Nước ngọt ngày càng cạn kiệt và các thành phố đang chìm xuống khi các tầng chứa nước bên dưới hao hụt. Con người khó có thể trông chờ vào nguồn nước ngọt cho tương lai. GCEW nói rằng, chính sách khoa học và kinh tế hỗ trợ bảo tồn nước trên thực tế đã bỏ qua một nguồn tài nguyên nước ngọt quan trọng - “nước xanh” trong đất và thực vật. Chúng ban đầu lưu thông trong khí quyển và được tạo ra sau mưa.

Đánh giá báo cáo công bố bởi tổ chức nghiên cứu quốc tế, truyền thông Hoa Kỳ (NBC News) nói rằng, nếu tình hình tiếp tục diễn biến tiêu cực, gần 3 tỷ người sống tại những khu vực có xu hướng sử dụng nước không ổn định và một số thành phố bị chìm do mất nước ngầm sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề. Phạm vi ảnh hưởng của nó thậm chí tác động đến những khu vực đông dân như: Tây Bắc Ấn Độ , Đông Bắc Trung Quốc, Nam và Đông Âu,...

Khủng hoảng nguồn nước đe dọa an ninh lương thực toàn cầu 

Thiếu hụt nước gây mất 8% GDP ở các quốc gia trên toàn thế giới, hơn 50% lương thực toàn cầu bị ảnh hưởng (Nguồn: climate.gov)

Tờ Times of India (Ấn Độ) cũng trích dẫn nghiên cứu của GCEW và quan ngại, cuộc khủng hoảng nước đe dọa sản xuất hơn một nửa sản lượng lương thực của thế giới vào năm 2050. Điều này gây mất mát 8% GDP ở các quốc gia trên toàn thế giới, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Trong đó, thâm hút này có thể đạt ngưỡng 15% ở các quốc gia có thu nhập thấp, thậm chí dẫn đến nhiều hậu quả kinh tế lớn hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia GCEW còn cho rằng, sự suy thoái của các hệ sinh thái nước ngọt, bao gồm mất độ ẩm trong đất sẽ trở thành tác nhân thúc đẩy biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học. Hạn hán, lũ lụt, nắng nóng và cháy rừng thường xuyên hơn và ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu thời gian gần đây là minh chứng. Báo cáo kêu gọi cần loại bỏ các khoản trợ cấp có hại trong những ngành sử dụng nhiều nguồn nước. Đồng thời, các quốc gia nên chuyển hướng sang giải pháp tiết kiệm và cung cấp hỗ trợ nước có mục tiêu hơn cho người nghèo và cộng đồng dễ bị tổn thương.

Khủng hoảng nguồn nước đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

Hạn hán, lũ lụt, nắng nóng và cháy rừng ngày càng xảy ra thường xuyên hơn (Nguồn: drought.gov)

Trang tin tức tổng hợp và bài viết về Khoa học và Công nghệ “Phys.org” dẫn lời Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới ((World Trade Organization) Ngozi Okonjo-Iweala, đồng chủ tịch GCEW nhắc lại, toàn cầu nên kết hợp giữa kế hoạch định giá sử dụng nước với các khoản trợ cấp phù hợp. Trong khi đó, hãng thông tấn AFP News Agency (Pháp) trích tuyên bố một đồng chủ tịch khác của GCEW - Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam nhấn mạnh, thế giới cần đổi mới và đầu tư để giải quyết khủng hoảng cũng như ổn định tình hình chu trình thủy văn hiện tại.

Peter Ngoc

Bình luận