Công ước Hà Nội: Bước tiến trong hợp tác chống tội phạm mạng
Tin Việt Nam

Công ước Hà Nội: Bước tiến trong hợp tác chống tội phạm mạng

(TAP) - Sau gần bốn năm thương lượng căng thẳng, thế giới đạt một bước tiến quan trọng trong hợp tác quốc tế với sự ra đời “Công ước Hà Nội”. Công ước này đã minh chứng rõ nét cho quyết tâm toàn cầu nhằm đối phó các thách thức đến từ tội phạm mạng, đồng thời khẳng định vị thế nổi bật của Việt Nam trên trường quốc tế.

Vào chiều ngày 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (United Nation. Viết tắt: UN) thống nhất thông qua Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Công ước gồm 9 chương và 71 được thiết lập qua quá trình đàm phán sâu sắc kéo dài từ năm 2021 đến 2024 giữa các quốc gia thành viên. Đây là khung pháp lý đa phương đầu tiên sau hơn 20 năm, kể từ UN ban hành Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm Xuyên quốc gia, để giải quyết những vấn đề nảy sinh ở thời kỳ kỹ thuật số.

  Công ước Hà Nội: Bước tiến trong hợp tác chống tội phạm mạng

Nguồn: United Nation

Đặc biệt, theo điều 64 thuộc công ước, thủ đô Hà Nội sẽ trở thành nơi tổ chức Lễ mở ký Công ước vào năm 2025. Do đó, Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng còn có cái tên “Công ước Hà Nội”, tạo dấu ấn mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế. Sự kiện này không chỉ khẳng định uy tín quốc tế của Việt Nam mà còn cho thấy vai trò tích cực, trách nhiệm, đóng góp thiết thực trong tiến trình thương lượng.

Công nghệ số mang lại nhiều cơ hội lớn lao cho nhân loại, song cũng đi kèm những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề an ninh mạng. Theo các ước tính, thiệt hại kinh tế do tội phạm mạng gây ra lên tới 8.000 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 10.500 tỷ USD vào năm 2025, vượt qua hầu hết GDP các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Sự xuất hiện của “Công ước Hà Nội” được nhìn nhận như một bước tiến chiến lược định hình quy tắc hợp tác quốc tế, củng cố pháp quyền trên không gian mạng.

  Công ước Hà Nội: Bước tiến trong hợp tác chống tội phạm mạng

Ảnh minh họa

Viet Anh

Bình luận