Kể từ sau thảm họa COVID-19, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư nhằm chuẩn bị tốt hơn cho những đại dịch tiếp theo, Hoa Kỳ đang hỗ trợ các nước trên thế giới mở rộng khả năng tiếp cận biện pháp ứng phó trong lĩnh vực y tế.
Nguồn tin từ Nhà Trắng đăng tải ngày 29/3 (giờ địa phương) cho biết, trong những năm qua, chính quyền Washington, D.C. đầu tư gần 32 tỷ USD trên toàn cầu để nghiên cứu, chống lại các dịch bệnh nguy hiểm như sốt rét, bệnh sởi, lao, HIV/AIDS,… Đồng thời, đảm bảo cho cộng đồng được tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu như tiêm chủng định kỳ ở trẻ và chăm sóc sức khỏe cả bà mẹ và em bé.
Kể từ năm 2021, Hoa Kỳ cũng đầu tư 16 tỷ USD vào công tác ứng phó với đại dịch toàn cầu, bao gồm việc chia sẻ 700 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 với các nước trên thế giới. Ngân sách năm tài chính 2025 của Tổng thống dự chi khoảng 10 tỷ USD đầu tư này vào một số chương trình y tế toàn cầu quan trọng, giúp củng cố hệ thống y tế và tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với những thảm họa tiếp theo.
Hoa Kỳ cam kết mở rộng khả năng tiếp cận thuốc trên toàn thế giới (Nguồn: U.S. Food and Drug Administration)
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế và hợp tác song phương đang là xu hướng, Hoa Kỳ nhận định nền an ninh quốc gia và thịnh vượng của Washington, D.C có sự phụ thuộc nhất định vào khả năng phát hiện và thích ứng của các quốc gia đối với dịch bệnh. Trên cơ sở đó, chính quyền Biden - Harris đề ra một số khoản đầu tư mới, góp phần thúc đẩy quá trình nghiên cứu và phát triển, xây dựng năng lực chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu bền vững. Đồng thời, đảm bảo nguồn vắc xin dự trữ, nâng cao xét nghiệm và phương pháp điều trị, mở rộng tài trợ ứng phó với đại dịch và tăng cường hệ thống vận hành, hành lang quy định phạt luật. Những khoản này gồm có:
Đầu tư vào đổi mới, nghiên cứu và phát triển: Hợp tác giữa các cơ quan Chính và tư nhân trong sản xuất vắc xin kháng chống virus Ebola; hỗ trợ cho Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Phòng chống Dịch bệnh (Coalition for Epidemic Preparedness Innovations) - tổ chức thành công nghiên cứu vắc xin chống lại Chikungunya (bệnh viêm đa khớp mạn tính); đổi mới trong phòng ngừa và điều trị bệnh lao và HIV; phát triển sản phẩm kháng khuẩn mới để giải quyết các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.
Xây dựng năng lực chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu bền vững: Tài trợ và xúc tiến đầu tư khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính phát triển khác vào chuỗi cung ứng và sản xuất hàng hóa y tế cho các nước đang phát triển (tập trung vào Châu Phi) thông qua Tập đoàn Tài chính Phát triển (Development Finance Corporation) Hoa Kỳ; đẩy nhanh việc mở rộng sản xuất vắc xin ở Châu Phi; tìm nguồn cung ứng biện pháp đối phó y tế từ các nhà sản xuất Châu Phi và nghiên cứu chuỗi cung ứng y tế ở khu vực Châu Phi Mỹ Latinh.
Cung cấp xắc xin, xét nghiệm và điều trị và hỗ trợ chuyển giao thuốc, vật tư ý tế (chủ yếu ở châu Phi): Tài trợ hơn hơn 700 triệu USD hàng hóa y tế cho các chương trình HIV ở Châu Phi từ năm 2023; cung cấp hơn 1 tỷ USD hàng hóa y tế cho khu vực này thông qua Quỹ Toàn cầu của Liên Hợp Quốc; cải thiện phương pháp điều trị Ebola và hợp tác giữa Chính phủ - tư nhân để cung cấp vắc xin; đảm bảo công tác ứng phó trước g phó với nguy cơ bùng phát mpox (bệnh đậu mùa khỉ) và hỗ trợ tiếp cận thuốc cho người dân ở Ukraine.
Hỗ trợ tài chính và tăng cường hệ thống pháp lý, hành lang quy định: Giúp các quốc gia giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua quan hệ đối tác G7 (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý) cũng như Ngân hàng phát triển đa phương (multilateral development bank, viết tắt: MDB) - Tổ chức tài chính quốc tế được hai hoặc nhiều quốc gia thành lập để khuyến khích phát triển kinh tế, theo định nghĩa của Investopedia,…;
Washington, D.C đang nỗ lực thúc đẩy và củng cố hệ thống pháp lý, quy định toàn cầu nhờ vào việc hỗ trợ kỹ thuật giữa Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration) Hoa Kỳ với các tổ chức y tế ở quốc gia đối tác. Đồng thời, thúc đẩy công cụ hướng dẫn và xây dựng năng lực về pháp lý, tăng cường quy định, quản lý rủi ro trách nhiệm pháp lý nhằm cải thiện khả năng tiếp cận công bằng các biện pháp đối phó y tế.
Long Peter
Bình luận