Đồng Nai: Khu du lịch “Lưng chừng mây” ngang nhiên hoạt động bất chấp
Tin Việt Nam

Đồng Nai: Khu du lịch “Lưng chừng mây” ngang nhiên hoạt động bất chấp

Khu du lịch sinh thái có tên gọi “Lưng chừng mây” xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, chỉ khi báo chí đưa tin thì cơ quan chức năng mới xử lý sai phạm. Nhưng đến nay, công trình vẫn chưa tháo dỡ theo quyết định xử phạt mà chính quyền địa phương đã ban hành.

Đồng Nai: Khu du lịch “Lưng chừng mây” ngang nhiên hoạt động bất chấp lệnh xử phạt

Khu du lịch Lưng chừng Mây được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Theo báo Đại Đoàn Kết, tại Đồi Chuối (Đồi 99) thuộc ấp Phú Quý 2, xã La Ngà, huyện Định Quán tồn tại một khu ăn uống kết hợp du lịch trải nghiệm gọi là “Lưng chừng mây” có dấu hiệu xây trái phép trên đất nông nghiệp. Công trình nói trên có diện tích lớn, trải dài từ chân đồi đến khoảng lưng chừng Đồi Chuối, tọa lạc trên khu đất số 210, thuộc tờ bản đồ số 28, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà Nguyễn Thị Nga làm chủ với diện tích 15.700 mét vuông, mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm.

Sau khi báo chí vào cuộc, ngày 24/11/2022, UBND xã La Ngà ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với bà Nga và buộc khôi phục hiện trạng của đất trước khi vi phạm. Ngày 12/12/2022, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Định Quán cũng có báo cáo sự việc với lãnh đạo huyện. Theo báo cáo, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực nói trên được xác định là đất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng, tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống kết hợp du lịch sinh thái là trái quy định hiện hành.

Ngay sau đó, ngày 17/12/2022, UBND huyện Định Quán có văn bản số 6310/UBND-LN yêu cầu bà Nguyễn Thị Nga thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng đất ban đầu. Bên cạnh đó, UBND huyện Định Quán còn chỉ đạo UBND xã La Ngà kiểm tra, rà soát, yêu cầu tất cả các trường hợp vi phạm trên địa bàn phải tháo gỡ và trả lại hiện trạng đất ban đầu trong tháng 01/2023. Nếu cá nhân vi phạm không tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép theo đúng quyết định xử phạt, UBND xã La Ngà sẽ củng cố hồ sơ, xây dựng kế hoạch cưỡng chế theo quy định. Sau thời gian trên, các cơ sở không đảm bảo theo quy định vẫn còn tồn tại thì Chủ tịch UBND xã La Ngà chịu trách nhiệm trước UBND huyện.

Tuy nhiên, gần 3 tháng trôi qua, Khu du lịch trái phép Lưng chừng Mây vẫn ngang nhiên hoạt động như chưa từng bị xử phạt. Tất cả lều trại, bàn ghế, khu ăn uống và chụp ảnh…thuộc công trình vẫn chưa có dấu hiệu tháo dỡ theo quyết định của UBND xã La Ngà và UBND huyện Định Quán ban hành. Thậm chí nơi đây còn quảng bá công khai, rầm rộ trên fanpage “Lưng Chừng Mây Cà Phê”, tổ chức chương trình ca nhạc, tuyển ca sĩ, cắm trại qua đêm… mới đây còn thêm dịch vụ cho thuê trang phục chụp ảnh ngay tại khu vực đáng lẽ ra phải bị dỡ bỏ này.

Đồng Nai: Khu du lịch “Lưng chừng mây” ngang nhiên hoạt động bất chấp lệnh xử phạt

Đồng Nai: Khu du lịch “Lưng chừng mây” ngang nhiên hoạt động bất chấp lệnh xử phạt

Hàng loạt hoạt động được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội

Theo ghi nhận, liên tiếp các ngày qua, cụ thể là ngày 12/2/2023 13/2/2023, khu du lịch vẫn hoạt động với giá vé 80.000 VNĐ/lượt kèm thêm một thức uống bất kỳ. Vào khoảng 15h, có hơn 50 khách hàng đang sử dụng các dịch vụ của “Lưng chừng mây” và số lượt khách ra vào khu vực này liên tục. Khi được hỏi về việc thuê lều trại, nhân viên ở đây nhiệt tình tư vấn những loại lều trại nghỉ qua đêm với giá dao động từ 500.000 – 800.000 VNĐ.

Đồng Nai: Khu du lịch “Lưng chừng mây” ngang nhiên hoạt động bất chấp lệnh xử phạt

Đồng Nai: Khu du lịch “Lưng chừng mây” ngang nhiên hoạt động bất chấp lệnh xử phạt

Đồng Nai: Khu du lịch “Lưng chừng mây” ngang nhiên hoạt động bất chấp lệnh xử phạt

Nơi này vẫn hoạt động như chưa có quyết định xử phạt

Câu hỏi đặt ra, tại sao quyết định xử lý vi phạm bà Nguyễn Thị Nga được ban hành vào tháng 11/2022, nhưng đến nay công trình vẫn chưa tháo dỡ và ngang nhiên hoạt động trên địa bàn? Nếu bà Nga không tự nguyện trả lại hiện trạng đất thì UBND xã La Ngà phải thực hiện cưỡng chế theo chỉ đạo của UBND huyện Định Quán. Sau tháng 01/2023, tình trạng này còn tồn tại thì UBND xã La Ngà phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo huyện Định Quán. Vậy liệu UBND xã La Ngà vô trách nhiệm, cố tình làm ngơ cho bà Nguyễn Thị Nga hoạt động hay có tình trạng “trên bảo dưới không nghe” xảy ra tại huyện Định Quán?

Bên cạnh đó, theo tìm hiểu, chồng bà Nga tên T làm Phó công an huyện, trước phụ trảnh mảng giao thông tại địa bàn. Khi đó, người nhà bà Nga tên Đức hoạt động khai thác và vận chuyển đất cát, liệu có xảy ra tình trạng xe chở quá tải, cơi nới trong khoảng thời gian này không? Hiện nay, ông T được chuyển công tác về phụ trách mảng hình sự nên bà Nga mới có thể ung dung hoạt động bất chấp lệnh xử phạt của chính quyền địa phương. Vậy gia đình ông T, bà Nga có dính líu đến những đường dây đánh bạc trái phép hay không?

Trong khi Việt Nam đã ban hành quy định cấm người nhà của lãnh đạo, cán bộ, sĩ quan… hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực quản lý. Nếu vi phạm, người cán bộ sẽ bị đình chỉ công tác, chuyển công tác hoặc cách chức theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định 59/2019/NĐ-CP về Biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng. Dù mới chỉ là Phó công an huyện nhưng bà Nga và gia đình đã có thể “một tay che trời”, nếu cán bộ tên T này được giữ vị trí cao hơn thì người nhà ông còn tiêu cực đến mức nào nữa? Qua đó đặt ra vấn đề Ban thường vụ Tỉnh ủy ở đâu khi những tiêu cực đang diễn ra trên địa bàn mà không có biện pháp xử lý, ngăn chặn?

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ những mối quan hệ chống lưng cho bà Nguyễn Thị Nga hoạt động tung hoành bất chấp quyết định xử phạt của chính quyền địa phương.

Còn tiếp.

Hoàng Nguyên

 

Bình luận