Chuyên gia quan ngại việc bán cổ phần của Công ty năng lượng Hoa Kỳ
Tin Hoa Kỳ

Chuyên gia quan ngại việc bán cổ phần của Công ty năng lượng Hoa Kỳ

AES Corporation (AES) – Công ty năng lượng có trụ sở ở Arlington (bang Virginia) sẽ bán 51% quyền sở hữu nhà máy nhiệt điện than Mông Dương 2 (MD2) tại tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) cho doanh nghiệp năng lượng tư nhân Sev.en Global Investments (Sev.en GI) phía Cộng Hòa Czech. Tuy nhiên, việc Sev.en GI không đưa ra tiết lộ độc lập về tài chính, khí thải và tính bền vững khiến chuyên gia quan ngại tác động khí hậu của MD2 sẽ không được báo cáo.

MD2 là dự án nhà máy điện than nội địa có công suất 1242 MW với 2 tổ máy (mỗi tổ máy 621 MW) tại phường Mông Dương (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam). Dự án có tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Dự kiến nhà máy sẽ được bàn giao cho Chính phủ Việt Nam sau 25 năm vận hành, tính từ thời điểm đưa vào hoạt động (4/2015). Trong đó, Công ty TNHH Doosan Heavy Industries Việt Nam đảm nhận vai trò lắp đặt và chạy thử; Công nghiệp nặng và xây dựng Doosan (Doosan Heavy Industries and Construction) đảm nhận cung cấp thiết bị; Công ty TNHH Doosan Power Systems India Pvt. vai trò kỹ thuật.

Chuyên gia quan ngại việc bán cổ phần của Công ty năng lượng Hoa Kỳ

Dự án Nhà máy điện Mông Dương 2 (Nguồn: AES Mong Duong)

Theo báo cáo từ Viện Thu nhập Cố định Anthropocene (Anthropocene Fixed Income Institute, viết tắt: AFII) đăng tải ngày 25/3 vừa qua, AES hiện đang nắm giữ 51% quyền sở hữu nhà máy MD2. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2025, doanh nghiệp phía Washington, D.C có kế hoạch bán toàn bộ số cổ phần trên cho công ty tư phân phía Cộng hòa Czech - Sev.en GI.

Trong khi đó, nghiên cứu từ AFII cho biết, Sev.en GI không có các tiết lộ độc lập về tài chính, khí thải hoặc tính bền vững – điều này đồng nghĩa khi thỏa thuận kết thúc, thông tin về tác động khí hậu của MD2 sẽ không được báo cáo. Cũng theo đánh giá bởi các chuyên gia AFII, động thái bán phần lớn cổ phần nhà máy than nhiệt (tức năng lượng phát thải) từ AES sang tư nhân cho thấy mong muốn giảm lượng khí thải phải kê khai trên báo cáo của doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Mặc dù điều này không có vấn đề gì về mặt pháp lý, tuy nhiên nếu xét đến “trách nhiệm”, việc bán cổ phần của AES có thể làm suy yếu kế hoạch loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, cũng như cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 từ Washington, D.C. Thỏa thuận cũng đặt ra câu hỏi về chiến lược khử cacbon của các công ty đại chúng và cách họ chuyển lượng khí thải từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác không có mục tiêu giảm phát thải thay vì tích cực kiểm soát và giải quyết, AFII quan ngại.

Kane

Bình luận