Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được cho là sẽ có tác động tiêu cực đến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Vào tháng 7/2023, Ấn Độ - Quốc gia sản xuất và cung ứng gạo hàng đầu thế giới, đã công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo basmati (loại gạo thơm, hạt thon dài được trồng theo truyền thống ở đất nước Nam Á này). Đồng thời, áp đặt mức thuế tương đối cao (20%) với loại gạo đồ (loại gạo có giá thành rẻ hơn so rất nhiều so với basmati). Nguyên nhân khiến chính quyền New Delhi (thủ đô Ấn Độ) quyết định ban hành điều lệnh trên nhằm mục đích đảm bảo nguồn lương thực dự trữ và ổn định giá gạo trong nước vốn tăng cao, theo Reuters.
Thời gian qua, ảnh hưởng từ quá trình biến đổi khí hậu, gia tăng thiên tai và điều kiện thời tiết bất thường (lũ lụt, nắng nóng) khiến diện tích canh tác lúa tại quốc gia Nam Á này giảm mạnh. Ảnh hưởng kéo dài cùng những hệ lụy từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine cũng như một số quốc gia trong khu vực và thế giới khiến nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng cao. Giá gạo tại Ấn Độ cũng liên tục leo thang khiến đời sống người dân trong nước, đặc biệt là dân nghèo trở nên khó khăn, gia tăng nguy cơ lạm phát, bất ổn định xã hội, CNN thông tin.
Theo đó, nhằm kịp thời ứng phó và xoa dịu tình hình trong nước, động thái trên của chính quyền New Delhi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations, viết tắt: FAO) đánh giá, sau gần một tháng thi hành, lệnh cấm cho thấy nhiều tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp toàn cầu, trong đó có Hoa Kỳ.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới (Nguồn: CNN)
Ước tính gần một nửa dân số thế giới đang sử dụng gạo làm lương thực chính, và Ấn độ đóng góp vào khoảng 40% số lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trong đó, gạo trắng basmati chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ở Hoa Kỳ, lệnh cấm đột ngột vào tháng trước đã khiến giá gạo tăng vọt lên mức cao nhất so với năm 2011 - thời điểm Hoa Kỳ ứng phó, hồi phục với vụ khủng hoảng 9/11. Điều này cũng đồng thời gây nên làn sóng hoang mang và mua sắm, tích trữ lương thực quá mức, CNN thông tin.
Không chỉ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực và thế giới, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ còn ảnh hưởng xấu đến người dân quốc gia này.Theo phản ánh của nông dân tại bang Haryana (Ấn Độ), cuộc sống của họ gần như bế tắc khi trận lũ lụt kinh hoàng vào tháng 6/2023 đã tàn phá phần lớn nhà cửa và tài sản. Người dân mong rằng việc xuất khẩu lúa gạo sẽ phần nào giúp họ cải thiện đời sống kinh tế nhưng lệnh cấm mới đây có thể xem là đòn “kết liễu”. Lũ lụt vào tháng 6 cũng là trận ngập lụt nghiêm trọng nhất trong 45 năm qua ở nước này, theo WION - Kênh tin tức tiếng Anh của Ấn Độ có trụ sở tại thành phố Noida.
Ấn Độ không phải quốc gia đầu tiên ban hành các lệnh cấm có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành lương thực toàn cầu. Trước đó, cũng trong tháng 7/2023, Chính quyền Moscow (Nga) đã tuyên bố rút khỏi “Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen” (Black Sea grain deal) - Một thỏa thuận cho phép các tàu vận chuyển ngũ cốc và lương thực Ukraine đi qua khu vực bị phong tỏa trên vùng biển nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Hiện nay, Ukraine chiếm 10% thị phần xuất khẩu lúa mì toàn cầu và phần lớn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine diễn ra tại các cảng Biển Đen. “Thỏa thuận ngũ cốc Biển” có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá lương thực toàn cầu và ngăn chặn nạn đói ở nhiều quốc gia.
Động thái từ Nga và Ấn Độ gần như đã thúc đẩy một “phản ứng domino” tại nhiều quốc gia. Giá gạo tại Nepal cũng đã tăng lên chóng mặt sau khi tin tức Ấn Độ ban hành lệnh cấm, theo Mạng tin tức châu Á (Asia News Network). Tại Việt Nam giá gạo cũng tăng vọt và đang ở mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, thông tin từ tờ Vietnam Agriculture. Ở Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ, cũng ghi nhận giá gạo tăng cao suốt những tuần qua, đồng thời chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dữ liệu từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (Thai Rice Exporters Association).
Chuyên gia đánh tiếng cảnh báo, tình trạng giá gạo leo thang không chỉ cho thấy nguy cơ khan hiếm gạo toàn cầu mà còn dẫn đến rủi ro lạm phá giá, sự tăng cao đột ngột của các lương thực khác như lúa mì, ngô, đậu nành,…
Kelvin Huynh
Bình luận