Những bất đồng nội bộ trong các tổ chức của phương Tây đã gây nhiều cản trở cho việc gia tăng áp lực trừng phạt lên Nga, đồng thời tạo ra vết nứt chia rẻ nội bộ.
Hiện nay, Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây vẫn đang áp dụng nhiều lệnh trừng phạt, gia tăng áp lực lên Nga vì “xứ bạch dương” thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Những biện phát trừng phạt này gây nhiều tác động cả tích cực lẫn tiêu cực lên nền kinh tế Nga và ngược lại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số bất đồng về quyết định của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã làm kế hoạch trừng phạt Nga gặp nhiều cản trở, dần xuất hiện sự chia rẽ trong nội bộ.
Lá cờ biểu tượng của EU và NATO. Ảnh minh họa: Internet
Theo báo điện tử Vnexpress (Việt Nam), bất chấp sự thống nhất của 26 quốc gia thành viên EU khác và sự nỗ lực từ EU khi thuyết phục Hungary chấp thuận kế hoạch cấm sử dụng nguồn dầu Nga, song Thủ tướng Hungary Viktor Orban vẫn kiên định phủ quyết lệnh trừng phạt trên. Còn tại NATO, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kịch liệt phản đối cho phép Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối liên minh. Đồng thời lên tiếng cáo buộc, lên án Phần Lan và Thụy Điển đã hỗ trợ đảng Công nhân người Kurd – PKK (tổ chức bị Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận là tổ chức khủng bố).
Có thể thấy, với những tuyên bố cũng như hành động phản đối từ Thủ tướng Hungary và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến các nỗ lực trừng phạt Nga của phương Tây như EU và NATO rơi vào bế tắc. Đặc biệt là dần dần hình thành nên nhiều vết nứt, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn nội bộ trong EU và NATO.
Gia Hưng (TH)
Bình luận