Ảnh hưởng từ lệnh bắt ông Putin đến chuyến thăm Nga của ông Tập
Tin Quốc Tế

Ảnh hưởng từ lệnh bắt ông Putin đến chuyến thăm Nga của ông Tập

Vài giờ sau công bố về chuyến thăm Nga của Trung Quốc, lệnh bắt giữ quốc tế được ban hành nhằm bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin với cáo buộc về “tội ác được cho đã thực hiện trên lãnh thổ Ukraine ít nhất từ ngày 24/02/2022”.

Trước mắt, lệnh bắt từ Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đối với ông Putin và bà Maria Lvova-Belova - Ủy viên về quyền trẻ em Liên bang Nga được cho rằng không gây ảnh hưởng nhiều đến tổng thống Putin. Nguyên nhân là vì Nga không tham gia vào ICC, cùng với đó gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ukraine và Mỹ. Hơn nữa, rất khó có khả năng ông Putin sẽ đến một trong 123 quốc gia thành viên ICC trong khi lệnh bắt chỉ thực thi tại các nước này.

Ảnh hưởng từ lệnh bắt ông Putin đến chuyến thăm Nga của ông Tập
Cuộc gặp mặt giữa tổng thống Putin và chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 02/2022 tại Bắc Kinh. Ảnh: thanhnien.vn/AFP.

Vào năm 2009, Omar al-Bashir, tổng thống Sudan bị ICC cáo buộc chỉ đạo giết người hàng loạt và ra lệnh bắt giữ. Năm 2015, ông al-Bashir đến Nam Phi - một quốc gia tham gia ICC nhưng không bị bắt giữ, đến nay Sudan chưa giao nộp người này cho ICC.

Tuy vậy, lệnh bắt giữ có thể chống lại Nga và Trung Quốc trước tòa án công luận hoặc gây ảnh hưởng đến vị thế quốc tế của ông Putin trừ khi ông được tha bổng hoặc cáo buộc được rút lại.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cảnh báo người Nga có thể sử dụng lệnh ngừng bắn để tập hợp lại vị trí “để khởi động lại các cuộc tấn công vào Ukraine tại thời điểm do họ lựa chọn.” Về phía Ukraine, đội ngũ phân tích cho rằng đây là cái bẫy tiềm ẩn đối với chính quyền nước họ.

Trước đó, đại diện ngoại giao hai nước công bố về chuyến thăm cấp nhà nước của hai nhà lãnh đạo Nga - Trung Quốc trong bối cảnh đôi bên đang thể hiện xu hướng gia tăng liên kết. Trung Quốc giữ lập trường không lên án “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Bên cạnh đó, Bắc Kinh là đối tác mua dầu và khí đốt lớn nhất của Moskva cũng như bị tình nghi đang cân nhắc cung cấp vũ khí cho nước này.

Tuy vậy, Trung Quốc đang kỳ vọng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Moskva và Kiev. Ngày 24/2 vừa qua, nước này công bố chính sách 12 điểm, kêu gọi hai bên ngừng bắn cũng như nối lại đối thoại.

Chuyến thăm tại Moskva dự kiến sẽ diễn ra các cuộc trao đổi nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược giữa hai bên.

Benz Beckman

Bình luận