(TAP) - Châu Á là một khu vực được đánh giá là châu lục có tỉ lệ an toàn cao, tỉ lệ tội phạm thấp, ổn định về chính trị. Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh phong phú, hàng năm đều có lượng lớn khách du lịch đến tham quan.
Ngày 25/7, Việt Nam quốc gia được tổ chức quốc tế Best Diplomats – Tổ chức quốc tế và đào tạo ngoại giao có trụ sở tại New York, Mỹ, chuyên thực hiện các cuộc mô phỏng ngoại giao của các tổ chức quốc tế uy tín bình chọn là 1 trong 10 quốc gia du lịch an toàn nhất Châu Á. Dánh sách cụ thể theo thứ tự gồm: Singapore, Nhật Bản, Bhuta, Malaysia, Qatar, Đài Loan, Kuwait, Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ.
Dù chỉ xếp hạng thứ 8 trong danh sách các quốc gia du lịch an toàn nhất Châu Á nhưng giới chuyên môn đánh giá rất cao về cảnh quan, con người, văn hóa và ẩm thực của Việt Nam.
Theo đánh giá, Việt Nam có chỉ số về các hạng mục hòa bình, tội phạm và an toàn tốt. Chỉ số hòa bình - Global Peace Index (GPI): đạt số điểm 1,745. Chỉ số tội phạm là 41,8 và chỉ số an toàn là 58,2. Các chỉ số được Viện Kinh Tế và Hòa Bình (IEP) có trụ sở chính tại Sydney, Australia công bố hàng năm.
Mặc dù đạt điểm số và đánh giá cao trong bảng xếp hạng nhưng vẫn có những trường hợp khách du lịch gặp phải lừa đảo, nâng giá và trộm cắp vặt. Tuy nhiên, khách du lịch có thể dễ dàng vượt qua nếu trang bị đủ nhận thức, sự tinh tế và thông minh.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi bật như: Vịnh Hạ Long (UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới), Phố cổ Hội An, ẩm thực đặc sắc và đa dạng tại Thủ đô Hà Nội – trái tim của đất nước…
Sau đại dịch COVID-19 vừa qua, tình hình thế giới căng thẳng hơn về bất ổn chính trị, chiến tranh, bạo động, bạo lực vũ trang, giết người, buôn bán ma túy. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số những đất nước giữ mức phát triển kinh tế tốt, phòng chống – nghiêm cấm các tệ nạn xã hội, chính sách đối ngoại tuyệt đối, giữ vững lập trường về quan điểm chính trị cũng như hòa bình của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ quan tâm đến tình hình trong nước, Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ, cứu viện các quốc gia khác trên thế giới về y tế, thiên tai và hậu xung đột vũ trang, nâng cao mục đích nhân đạo trên thế giới.
Khoa Đang
Bình luận