Hoa Kỳ và phương Tây chia rẽ vì lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel?
Tin Hoa Kỳ

Hoa Kỳ và phương Tây chia rẽ vì lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel?

(TAP) - Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel của Tòa án Hình sự Quốc tế gây nên nhiều sự chia rẽ trong quan điểm của Hoa Kỳ và phương Tây. Trong khi giới chức dưới chính quyền ông Biden và ông Trump đều cho rằng lệnh bắt giữ không uy tín, châu Âu lại tuyên bố sẽ ủng hộ phán quyết và bảo vệ tính độc lập của tòa án.

Ngày 21/11 vừa qua, Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court, viết tắt: ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel - ông Benjamin Netanyahu với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở Gaza. Sau quyết định trên, ghi nhận khoảng 124 nước thành viên ICC - tương đương 2/3 (hai phần ba số) quốc gia trên thế giới sẽ có nghĩa vụ bắt giữ ông Netanyahu nếu lãnh đạo chính quyền Jerusalem (thủ đô Israel) đặt chân đến lãnh thổ quốc gia sở tại. Ngoài Jerusalem là thủ đô Israel, Công tố viên trưởng ICC Karim Khan cho biết, ngoài Thủ tướng Israel, một cá nhân khác là cựu Bộ trưởng Quốc phòng nước này - ông Yoav Gallant cũng nằm trong danh sách truy nã của tòa án vì cáo buộc nhắm vào dân thường ở Gaza và gây ra nạn đói.

Hoa Kỳ và phương Tây chia rẽ vì lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel?

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel khiến phương Tây chia rẽ quan điểm (Nguồn: X “Benjamin Netanyahu - בנימין נתניהו @netanyahu”)

Cũng trong ngày 21/11, Nhà Trắng đăng thông báo dẫn lời người đứng đầu đương nhiệm - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho rằng, việc ICC ban hành lệnh bắt giữ đối với các nhà lãnh đạo Israel là vô lý. Washington, D.C nhấn mạnh, bất kể ICC có ngụ ý gì, không có sự tương đương nào giữa Israel và nhóm chiến binh Hồi giáo Hamas - tổ chức bị Hoa Kỳ xác định là khủng bố. Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ luôn sát cánh cùng Israel chống lại các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia này.

Không chỉ chính quyền ông Biden, tờ Al Jazeera English nói rằng, phần lớn chính trị gia Hoa Kỳ từ cả hai đảng lớn đều phẫn nộ trước quyết định của ICC. Trong đó, nhiều người đặt câu hỏi về tính hợp pháp của tòa án. Điển hình như trong một bài đăng trên trang mạng xã hội “X” (Twitter cũ), thành viên Hạ viện Michael Waltz - người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Cố vấn An ninh quốc gia tiếp theo cho rằng: “ICC không có uy tín” (ICC has no credibility). Đồng thời, ông Michael Waltz nhấn mạnh rằng các cáo buộc với lãnh đạo chính quyền Jerusalem cần bị bác bỏ.

Tờ báo chuyên về chính trị ở Hoa Kỳ (Politico) cho biết, Washington, D.C không phải là thành viên của ICC - điều này đồng nghĩa không chịu sự ràng buộc bởi các yêu cầu hợp tác, thực thi lệnh bắt giữ hoặc phối hợp dẫn độ. Bên cạnh đó, kể từ năm 2002, nền kinh tế hàng đầu thế giới đã duy trì chính sách cho phép Tổng thống đương nhiệm sử dụng mọi biện pháp cần thiết để giải thoát bất kỳ công dân hoặc đồng minh nào của Hoa Kỳ bị đưa ra trước các thẩm phán của ICC. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu (EU) phần lớn thuộc thẩm quyền tòa án hiện đang đối mặt trước tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Hoa Kỳ và phương Tây chia rẽ vì lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel?

Phần lớn giới chính trị Hoa Kỳ đều lên án và phủ nhận phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (Nguồn: International Criminal Court)

Nhận định từ CNA, đây là lần đầu tiên ICC ban hành lệnh bắt giữ đối với lãnh đạo đương nhiệm của một quốc gia thân phương Tây. Trước đó vào năm 2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng bị ICC cáo buộc vì cuộc xung đột với Ukraine. Mặc dù Israel không nằm trong ICC và tòa án này vẫn phụ thuộc vào các thành viên để thực hiện bắt giữ, nhiều đồng minh của Jerusalem, bao gồm các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vẫn đang bán vũ khí cho Israel. Trong khi ở chiều hướng ngược lại, nhiều quan chức thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization, viết tắt: NATO) như Bỉ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đã thừa nhận lệnh bắt và cho biết sẽ phối hợp thực hiện yêu cầu nếu có cơ hội.

Politico dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (European Commission) - ông Josep Borrell nói rằng, lệnh bắt giữ không phải là quyết định chính trị. Nó là quyết định của tòa án và cần phải được tôn trọng thực hiện. Trong khi đó, nghiên cứu viên tại Quỹ Bảo vệ Dân (Foundation for Defense of Democracies) chủ có trụ sở tại Jerusalem - ông Seth Frantzman quan ngại, hành vi của Thủ tướng Israel sẽ không thay đổi bất kể lệnh bắt giữ có được thực thi hay không. Chuyên gia nhận định, giới lãnh đạo Israel vẫn tập trung vào cuộc chiến với Hamas.

Kane Nguyen

Bình luận