(TAP) - Báo cáo từ Hiệp hội Quốc tế về Thiết bị và Vật liệu Bán dẫn, Trung Quốc đã chi tiêu kỷ lục để mua công cụ sản xuất chip trong nửa đầu năm 2024. Nghiên cứu từ ING Think, quá trình tăng tốc của Bắc Kinh phản ánh nỗ lực cải thiện khả năng tự cung tự cấp công nghệ trước khi lệnh cấm thương mại được thắt chặt.
Theo báo cáo mới đây do Hiệp hội Quốc tế về Thiết bị và Vật liệu Bán dẫn (Semiconductor Equipment and Materials International, viết tắt: SEMI) công bố, Trung Quốc đã chi kỷ lục 25 tỷ USD trong nửa đầu năm nay để mua sắm công cụ sản xuất chip - mức cao hơn so với cả Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan gộp lại.
Truyền thông châu Á (tờ Nikkei Asia) cũng trích dẫn báo cáo của SEMI cho biết, Bắc Kinh dự kiến chi đến 50 tỷ USD cho thiết bị bán dẫn trong năm 2024. Chi tiêu này thể hiện kỳ vọng của các nhà sản xuất chip đất nước tỷ dân về nhu cầu thị trường tương lai và tiềm năng của ngành.
Bắc Kinh đã chi kỷ lục 25 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024 để mua sắm công cụ sản xuất chip (Nguồn: Ministry of Commerce of the People's Republic of China)
Sự gia tăng chi tiêu cũng tác động đáng kể đến các nhà sản xuất công cụ sản xuất chip, không chỉ ở Bắc Kinh mà còn ở một số quốc gia trên thế giới. Mặc dù kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng suy thoái, Applied Materials, Lam Research, KLA Corporation (Hoa Kỳ); Tokyo Electron (Nhật Bản) và ASML Holding N.V (Hà Lan) đều báo cáo doanh thu có sự tăng trưởng.
Các chuyên gia SEMI nhận định, hoạt động mua sắm mạnh mẽ của Trung Quốc đã thúc đẩy cường độ vốn hóa ngành chip vượt 15% mỗi năm, diễn ra trong bốn năm liên tiếp (từ năm 2021).
Triển vọng tăng trưởng của ngành công nghiệp bán dẫn năm 2024 chủ yếu đến từ nhu cầu ngày càng tăng đối với chip ghi nhớ (memory) và chip trí tuệ nhân tạo (AI). Ở các lĩnh vực khác như công nghiệp và ô tô, tốc độ tăng trưởng chỉ dừng lại ở mức vừa phải theo điều kiện thị trường.
SEMI dự báo, chi tiêu của Bắc Kinh cho các cơ sở bán dẫn dự kiến sẽ bình thường trở lại trong 02 năm tới. Trong khi đó, chi tiêu hàng năm ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Đông Nam Á và Nhật Bản sẽ tăng đáng kể vào năm 2027. Nguyên nhân do nhu cầu nội địa hóa sản xuất chip.
Chi tiêu trong lĩnh vực bán dẫn ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Đông Nam Á và Nhật Bản dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2027 (Nguồn: pexels)
Giải thích nguyên nhân dẫn đến bùng nổ tốc độ trưởng thương mại chip của Trung Quốc, ING Think - Trang chuyên về phân tích kinh tế và tài chính cho biết trong một báo cáo ngày 22/7, Bắc Kinh thiết lập tăng tốc trong lĩnh vực này nhằm nỗ lực cải thiện khả năng tự cung tự cấp công nghệ trước khi lệnh cấm thương mại được thắt chặt hơn nữa.
Phần lớn lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và đồng minh nhằm hạn chế khả năng sản xuất chip từ Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới ngày càng trở nên căng thẳng. Trong khi Washington, D.C đưa ra những báo cáo cho thấy Bắc Kinh cài gián điệp, đánh cắp bí mật công nghệ, phía Trung Quốc lại cáo buộc Hoa Kỳ chèn ép kinh tế, thương mại.
Vài năm 2020, một doanh nghiệp của Bắc Kinh là Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải (Semiconductor Manufacturing International Corporation, viết tắt: SMIC) đã bị Bộ Thương mại (Department of Commerce) Hoa Kỳ đưa vào “danh sách đen” (Entity List). Đến tháng tháng 10/2023, Washington, D.C tiếp tục thắt chặt hạn chế, ngăn chặn đa số hoạt động mua bán chip AI và công cụ bán dẫn thực hiện lãnh thổ quốc gia cho Trung Quốc.
Theo chuyên gia, châu Á vẫn sẽ là trung tâm sản xuất chip toàn cầu (Nguồn: pexels)
Cũng theo báo cáo từ ING Think, Việt Nam đang trở thành đối tác thương mại quan trọng hơn trong lĩnh vực bán dẫn. Chuyên gia nhận định, Hà Nội dường như là bên hưởng lợi lớn nhất trong cuộc căng thẳng thương mại công nghệ giữa Washington, D.C - Bắc Kinh do nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, mặc dù vẫn là một quốc gia nhỏ, Ấn Độ dường như đã gia vào nhập thị trường này gần đây. Theo đó, trong thời gian tới, châu Á vẫn sẽ là trung tâm sản xuất chip toàn cầu.
Kane Nguyen
Bình luận