(TAP) - Điều kiện chấm dứt xung đột giữa Nga - Ukraine chính là Kiev phải rút quân hoàn toàn khỏi các vùng lãnh thổ mà Moscow đã sát nhập từ nước này kể từ thời điểm bắt đầu chiến sự. Tuy nhiên, đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin lập tức bị đối phương phản đối.
Theo thông tin mạng xã hội Telegram cập nhật thông tin từ các cơ quan truyền thông phía Moscow ngày 14/6 vừa qua, những vùng lãnh thổ được đề cập đến bởi Tổng thống Vladimir Putin bao gồm: Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson. Bên cạnh đó, một điều kiện đi kèm nếu muốn các bên ngồi lại đàm phán chính là Ukraine phải từ bỏ kế hoạch gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization, viết tắt: NATO).
Đáp lại yêu cầu của người đồng cấp phía Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi đó là “tối hậu thư” (ультиматумом) thay vì thiện chí hòa bình. Người đứng đầu Kiev nhấn mạnh, nếu đồng ý điều kiện này, đặc biệt là việc phải rút quân khỏi các vùng Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson, đồng nghĩa với nhượng bộ lãnh thổ quốc gia - điều mà nước này không thể chấp nhận.
Điều kiện đàm phán của Nga vấp phải sự phản đối gay gắt từ Ukraine (Nguồn: Telegram)
Cần biết rằng, trước đó vào tháng 10/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng từng đưa ra điều kiện để chấm dứt xung đột với Nga, được gọi là “Kế hoạch 10 điểm để hòa bình” (Zelensky's 10-Point Peace Plan). Trong đó, yêu cầu Nga trả lại toàn bộ lãnh thổ Ukraine theo công nhận trong hiến pháp của Liên Hợp Quốc (United Nations Charter). Bao gồm cả bán đảo Crimea mà quân đội Moscow đã sát nhập từ tháng 2/2014 - tức trước cuộc xung đột tháng 2/2022.
Điều kiện đàm phán phía Nga đối lập hoàn toàn với đề xuất chấm dứt chiến tranh theo quan điểm Ukraine. Giới quan sát cho rằng, đây là động thái cho thấy cuộc xung đột hơn 2 năm giữa Moscow và Kiev khó có thể chấm dứt sớm trong thời gian tới.
Xung đột suốt hơn 2 năm qua làm tê liệt nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng của Kiev (Nguồn: United Nations)
Ở chiều hướng khác, nếu muốn tiếp tục giằng co về sức mạnh quân sự với Nga, việc Ukraine sẽ sử dụng nguồn khí tài quân sự gì hoặc nhận chúng từ ai cũng là đề tài được dư luận quốc tế quan tâm. Tuy nhiên, giải đáp thắc mắc trên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vẫn chưa thông tin cho biết, quốc gia nào sẵn sàng cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Ukraine.
Thay vào đó, đại diện NATO gần đây chỉ cam kết, viện trợ vũ khí cho Ukraine không đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên liên minh trở thành bên tham gia, nhúng sâu vào cuộc chiến.
Kane Nguyen
Bình luận