(TAP) - Ở Hoa Kỳ, lãnh đạo Cơ đốc giáo thường là nghề nghiệp dành cho nam giới. Tuy nhiên, xu hướng này đang dần thay đổi khi ngày càng nhiều phụ nữ tham gia chủng viện và muốn trở thành linh mục.
Hiện nay, người lãnh đạo nhà thờ có thể được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như linh mục, mục sư, hiệu trưởng,… Quá trình đào tạo tại chủng viện, phong chức và trao quyền cho vị trí này có hệ thống phân cấp riêng do Giáo hội phê duyệt. Nhiều thống kê cho thấy ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các lớp đào tạo và đảm nhận chức vụ này, theo CNN.
Vào năm 2022, theo báo cáo của “Nhà thờ Tin lành Lutheran” (Evangelical Lutheran Church of America, viết tắt: ELCA) - Giáo phái với khoảng 4 triệu thành viên, ước tính có khoảng 40% mục sư đang làm việc tại đây là nữ. Bên cạnh đó, các mục sư phụ tá hoặc phụ tá nữ cũng chiếm 54% và có 22% mục sư cấp cao. Được biết, ELCA đã bắt đầu phong chức cho phụ nữ từ những 70 của thế kỷ trước.
Phụ nữ tham gia cầu nguyện tại lớp đào tạo mục sư (Nguồn: CNN)
Không chỉ đối với Tin lành, một báo cáo của bà Eileen Campbell-Reed - Nhà thần học nổi tiếng tại Hoa Kỳ vào năm 2018 cũng cho biết, tỷ lệ giáo sĩ nữ ở Mỹ tăng từ 2,3% (1960) lên gần 10 lần, tức đạt 20,7% (2016). Trong đó, một số giáo phái như “Nhà thờ thống nhất của Chúa Kitô” (United Church of Christ), “Chủ nghĩa phổ quát nhất thể” (Unitarian Universalists),… có số lượng giáo sĩ bùng nổ cả về nam và nữ.
Bà Alexis Abernethy - Giám đốc học thuật tại Chủng viện Fuller (Fuller Theological Seminary ở Pasadena) bang California nhận định, lý do chính dẫn đến sự gia tăng số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo tôn giáo là vì chứng kiến tình trạng lạm dụng và chế độ gia trưởng trong nhà thờ. Phần lớn họ cho rằng, bản thân phải tự mình đứng lên giải quyết thách thức và thay đổi thực tế. Fuller là một trong những Chủng viện lớn nhất Hoa Kỳ có truyền thống ủng hộ phụ nữ lên lãnh đạo.
Vấn đề liệu phụ nữ có nên làm mục sư hay không đã không còn quan trọng ở một số giáo phái, thay vào đó phải làm thế nào để họ đảm nhận công việc này một cách hiệu quả, năng suất mới đang đề tài nhận nhiều sự quan tâm.
Tuy nhiên, tương tự những khó khăn thường gặp khi đấu tranh đòi quyền bình đẳng, phụ nữ gặp rất nhiều trở ngại trong việc thay đổi cơ cấu và nhận thức cộng đồng về người linh phục trong các nhà thờ Cơ Đốc giáo: “Phải là đàn ông”. Cần biết rằng trong các nhà thờ truyền thống, việc phái yếu trở thành người lãnh đạo chưa từng có tiền lệ nên không tránh khỏi những nghi ngờ, dè biểu.
Cũng theo bà Alexis Abernethy, lập luận chống lại phụ nữ lên làm lãnh đạo của Cơ đốc giáo phần lớn dựa trên những nguyên tắc và câu chuyện trong Kinh thánh. Bên cạnh đó, ngay cả khi phụ nữ được một số giáo phái hay nền văn hóa ủng hộ nhu cầu lãnh đạo, họ vẫn phải đối mặt trước những hạn chế về lương bổng, chế độ thai sản cũng như ít nhận hỗ trợ hơn so với nam giới.
Đây vừa là thách thức cũng đồng thời là cơ hội khiến nhiều phụ nữ tin rằng họ được trao sứ mệnh làm công việc này và sẽ đấu tranh đến cùng để giành quyền lợi cho bản thân cũng như cộng động.
Kelvin Huynh
Bình luận