NHỨC NHỐI VẤN NẠN KHÔNG CẦN HỌC CŨNG ĐƯỢC CẤP BẰNG
Tin Việt Nam

NHỨC NHỐI VẤN NẠN KHÔNG CẦN HỌC CŨNG ĐƯỢC CẤP BẰNG

Theo báo Người cao tuổi (Việt Nam), việc sử dụng chứng nhận giả hoặc “chạy đua” bằng cấp vẫn đang là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam. Thực trạng cử nhân, tiến sĩ, cán bộ “hữu danh vô thực” xuất hiện ngày càng nhiều khi phương pháp “không cần học cũng có bằng thật” được nhân rộng tại các trường đại học: Trường đại học Kinh Bắc, Trường đại học Đông Đô …

Điển hình như tháng 9/2021 vừa qua, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành rà soát, phát hiện gần 20 trường hợp giáo viên, cán bộ công tác trên địa bàn huyện Cư Kuin sử dụng bằng THPT giả và bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học không hợp lệ. Hay mới đây, vụ việc ông Khắc Hùng - Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô cấp bằng giả, giấy chứng nhận không hợp lệ cho hơn 431 đối tượng và thu lợi bất chính 7,1 tỉ đồng.

Tại Trường Đại học Kinh Bắc, bà Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Hiệu trưởng cũng bị khởi tố với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tuyển sinh, đào tạo và cấp Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Ngôn ngữ Anh hệ văn bằng 2 chính quy không đúng quy định, nhằm thu lợi bất chính. Trước đó, năm 2016, Trường Đại học Kinh Bắc đã tổ chức kì thi tốt nghiệp tại Định Quán (Đồng Nai), các thi sinh này không cần đi học, chỉ đợi đến ngày thi và chép đáp án có sẵn. Như vậy, những sinh viên này nhiễm nhiên có bằng đại học mà không cần bỏ thời gian học tập.

NHỨC NHỐI VẤN NẠN KHÔNG CẦN HỌC CŨNG ĐƯỢC CẤP BẰNG

Một trong những sinh viên được bà Nguyễn Thị Minh Châu cấp giấy chứng nhận đại học thông qua phương pháp “mua bằng thật

Đây là phương pháp “mua bằng thật” đang được nhiều trường đại học áp dụng cho những ai có nhu cầu hoàn thiện hồ sơ cá nhân nhằm các mục đích nâng lương, nâng ngạch, thăng hạng, thi tuyển vào biên chế… 

Việc dễ dàng có được tấm bằng đại học chỉ thông qua việc tham gia thi và chép đáp án không chỉ thiếu công bằng đối với những người học hành nghiêm túc mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tạo nên những lứa sinh viên thiếu năng lực, không đủ kỹ năng chuyên môn, gây nguy hại cho xã hội, đặc biệt nếu đối tượng hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục và công chức nhà nước.

Vấn đề trên nếu không được ngăn chặn sẽ tạo nên tiền lệ xấu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền giáo dục, dẫn đến mất cân bằng trật tự xã hội, tổn hại đến hình ảnh, danh dự uy tín những nhà hoạt động giáo dục chân chính. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biết đến vấn nạn “mua bằng thật” đang diễn ra tại các trường đại học của Việt Nam hay chưa?

Còn tiếp.

Thanh Lê

 

Bình luận