Bất ổn thị trường khiến đồng bảng (Anh) và euro (châu Âu) không ngừng tuột dốc, yên Nhật tăng mạnh, USD (Mỹ) hưởng lợi.
Báo Vnexpress (Việt Nam) ngày 8/7/2022 đưa tin, trong khi đơn vị tiền tệ USD và yên lần lượt tăng giá, đồng euro và bảng lại lao dốc mạnh vì vấn đề bất ổn chính trị tại Anh cũng như nỗi lo gia tăng lạm phát ở EU.
Ngay khi tin cựu thủ tướng Shinzo Abe qua đời gây chấn động Nhật Bản và toàn thế giới, đồng yên đã tăng tới 0,5% (vào ngày 8/7/2022). Theo đó, 135.81 yên Nhật đã tương đương 1 USD. Lý giải việc này, Giám đốc chi nhánh ngân hàng State Street (Tokyo) Bart Wakabayashi nhận xét, các chuyên gia tài chính dường như có thói quen đầu tư vào đồng yên hoặc USD khi thị trường xảy ra biến động.
Tiền USD và yên. Ảnh: Vnexpress)
Ở chiều hướng ngược lại, vào tuần đầu tiên của phiên giao dịch tháng 7/2022, đồng euro lại đang chịu tình cảnh rớt giá “thảm hại” khi giảm đến 3,2%. Chuyên gia dự đoán, nguyên nhân dẫn đến kết quả không mong muốn trên có liên quan đến nỗi lo khủng hoảng lạm phát vì thiếu hụt khí đốt Nga. Cụ thể, Trưởng bộ phận chiến lược G10 FX ở CIBC (Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada) Jeremy Stretch tiết lộ, việc phân bổ năng lượng ở Đức và giá nguyên liệu thị trường EU tăng nhanh gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro.
Với tỉ lệ thuyên giảm hiện tại, 1 euro chỉ đổi được 1,007 USD. Con số thấp kỷ lục trong vòng 20 năm qua nếu so sánh cùng chênh lệch trước đó (1 euro = 1,01005 USD). Ngoài ra, đồng bảng Anh cũng trải qua tuần “tuột dốc” thứ hai liên tiếp, song mức giảm 1,8% vẫn tương đối ổn, đặc biệt trước bối cảnh quốc gia này đang xảy ra hỗn loạn vì Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố từ chức. Hiện nay, 1 bảng Anh chỉ tương đương 1,1948 USD.
Việc hưởng lợi gián tiếp từ sự chững lại của thị trường tiền tệ châu Âu khiến giới tài chính quan ngại trước tốc độ tăng trưởng “chóng mặt” của USD Hoa Kỳ. Theo ước tính, có khoảng 268.000 việc làm phi nông nghiệp đã được thêm vào thị trường Mỹ từ tháng 6/2022. Điều này là hoàn toàn cần thiết vì giúp xoa dịu lo lắng về suy thoái kinh tế, nhưng lại làm tăng lãi suất khiến giá trị USD tiếp tục tăng và nằm ngoài khả năng kiểm soát.
Thái Sơn (TH)
Bình luận