Kinh tế Đức chịu mặt hậu quả nặng nề vì bùng nổ giá năng lượng
Tin Quốc Tế

Kinh tế Đức chịu mặt hậu quả nặng nề vì bùng nổ giá năng lượng

Theo Hiệp hội các Nhà bán lẻ Đức (HDE), vấn đề chi phí năng lượng tăng cao là nguyên nhân chính khiến phần lớn cửa hàng tại quốc gia này đối mặt với nguy cơ phá sản.

Báo Dân trí (Việt Nam) ngày 3/10/2022 đưa tin, vào tháng 8/2022, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận, nền kinh tế quốc gia Cộng hòa Liên bang phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu Nga. Tuy nhiên, từ khi chính quyền Moscow thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại lãnh thổ Ukraine, không chỉ riêng Đức mà phần lớn các nước châu Âu đều lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi thiếu hụt nguồn cung khí đốt và năng lượng.

Điều này càng được củng cố hơn qua báo cáo HDE gửi đến ông Robert Habeck cách đây không lâu. Cụ thể, Hiệp hội các Nhà bán lẻ Đức cho biết, việc giá năng lượng tăng gần 147% (kể từ đầu năm 2022) khiến ngành bán lẻ quốc gia khu vực Trung Âu lao đao, không đủ kinh phí xoay xở. Đồng thời, tỷ trọng chi phí tiêu thụ điện từ đơn vị bán lẻ cũng đạt mức 3% và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng thêm 2% vào năm 2023.

Kinh tế Đức chịu mặt hậu quả nặng nề vì bùng nổ giá năng lượng

Giá năng lượng liên tục tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến ngành lén lẻ ở Đức (Nguồn: Dân trí)

Giám đốc điều hành HDE Stefan Genth và Chủ tịch HDE Josef Sanktjohanser thông tin, mặc dù chi phí năng lượng tăng mạnh nhưng lợi nhuận thu lại trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ đang khá thấp. Đối với thực phẩm, lợi nhuận hoạt động tính theo phần trăm doanh thu hiện chỉ ở mức 2-4% và mặt hàng quần áo là 2,1%. Thậm chí đối với sản phẩm về giày dép, tình hình còn đáng báo động hơn khi con số đã xuống mức âm (-1,2%). Do đó, đại diện HDE đánh giá, đây là vấn đề cấp bách cần nhanh chóng giải quyết nếu không sẽ kéo nhiều hệ lụy tiêu cực.

Các chuyên gia trong ngành năng lượng dự đoán, không chỉ đẩy đơn vị bán lẻ vào tình thế bất lợi, vấn đề bùng nổ chi phí năng lượng cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóa từ người dân, gia tăng rủi ro lạm phát. Về phương hướng ứng phó, phía HDE kêu gọi chính phủ cắt giảm thuế điện xuống mức tối thiểu và tạm thời hạn chế thuế xuất nhập khẩu.

Thời gian qua, một số quốc gia phụ thuộc nguồn cung dầu mỏ và khí đốt Nga đã triển khai hàng loạt biện pháp chống đỡ trước tình trạng khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở châu Âu dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thái Sơn (TH)

Bình luận