Thế giới đang trong quá trình khủng hoảng vì nhiều yếu tố, trong dó nổi bật là suy thoái kinh tế và xung đột địa chính trị. Chính vì thế, thời kỳ này có khả năng khó kết thúc nhanh chóng, thậm chí kéo dài tới năm 2023 và những năm sau đó.
Người tiêu dùng tại châu Âu phải kiểm soát chi tiêu để hạn chế tác động của lạm phát cao. Zingnews.vn
Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin, nhà kinh tế Nouriel Roubini cho rằng cuộc suy thoái lâu dài và đáng sợ đang ở phía trước và không thể tránh khỏi những rủi ro mang tính hệ thống mới cho nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, vào tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra và năm 2023 sẽ chứng kiến cuộc suy thoái kinh tế. Theo IMF, ⅓ nền kinh tế toàn cầu có thể phải chứng kiến sự suy giảm trong năm nay hoặc năm sau, tăng cường kinh tế toàn cầu chậm lại còn 2,7% năm 2023. Đặc biệt, nhiều quốc gia đang phát triển, những nền kinh tế mới nổi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng khó khăn cả về kinh tế và tài chính. Việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất càng làm cho tình hình này khó khăn hơn.
Thông tin từ Viện Tài chính Quốc tế, tính đến tháng 6/2022, tổng nợ của 31 nền kinh tế mới nổi lên tới 98.800 tỷ USD, gấp 2,5 lần tổng GDP các nền kinh tế này. Năm 2021, nợ toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 303.000 tỷ USD. Cơn bão khủng hoảng nợ đang ấp xuống Pakistan, Sri Lanka và một số quốc gia đang phát triển khác. Điều này sẽ gây ra nhiều thách thức hơn về an ninh lương thực, năng lượng, thậm chí làm phát sinh bất ổn chính trị và xã hội, cùng với nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo. Cuộc khủng hoảng hiện nay gắn liền với những xung đột địa chính trị đang xảy ra.
Cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được giải quyết sớm, khiến tình hình an ninh toàn cầu thêm căng thẳng, kéo theo những biến động trên thị trường lương thực năng lượng và nhiều mặt hàng khác. Hơn nữa, sự tin cậy chiến lược giữa các cường quốc đang suy giảm đáng kể.
Phương An (TH)
Bình luận