Hàn Quốc ra sao sau luật cấm nhân giống hoặc giết mổ, phân phối thịt chó có hiệu lực?
Văn hóa

Hàn Quốc ra sao sau luật cấm nhân giống hoặc giết mổ, phân phối thịt chó có hiệu lực?

(TAP) - Kể từ ngày 7/8, “Đạo luật đặc biệt về chăn nuôi, giết mổ, phân phối chó vì mục đích thực phẩm” ở Hàn Quốc chính thức có hiệu lực. Với việc thực thi pháp luật, cơ quan Chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo một thông cáo báo chí Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn (농림축산식품부) Hàn Quốc công bố vào ngày 6/8 vừa qua, “Nghị định thi hành Đạo luật đặc biệt về chăn nuôi , giết mổ, phân phối chó vì mục đích thực phẩm” (gọi tắt là Đạo luật) đã được Hội đồng Nhà nước phê duyệt và chính thức có hiệu lực vào ngày hôm sau (7/8).

Hàn Quốc ra sao sau luật cấm nhân giống hoặc giết mổ, phân phối thịt chó có hiệu lực?

Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc thông tin về quá trình thực thi luật mới (Nguồn: 농림축산식품부)

Trên thực tế, luật liên quan đến tiêu thụ các loại thịt có nguồn gốc từ chó đã được Quốc hội nước này thông qua vào tháng 1 năm nay, với với sự ủng hộ của lưỡng đảng, theo thông tin từ Hệ thống quản lý kiến thức tích hợp pháp luật (입법통합지식관리시스템) của Quốc hội Hàn Quốc (대한민국국회).

Căn cứ vào quy định mới, việc nhân giống, nhân giống và giết mổ chó nhằm mục đích ăn thịt hoặc phân phối và bán thức ăn được nấu và chế biến bằng chó sẽ bị cấm ở đất nước này. Nếu vi phạm, người giết mổ có thể phải đối mặt với mức xử phạt hành chính lên đến 30 triệu won (tương đương 22.800 USD) và bản án tù tối đa 03 năm.

Hàn Quốc ra sao sau luật cấm nhân giống hoặc giết mổ, phân phối thịt chó có hiệu lực?

Dự luật cấm chăn nuôi, giết mổ, phân phối và bán chó nhằm mục đích thực phẩm được Quốc hội Hàn quốc thông qua từ tháng 1/2024 (Nguồn: 입법통합지식관리시스템)

Cần biết rằng, việc giết mổ và tiêu thụ thịt chó đã trở thành một ngành công ngành lâu đời tại xứ sở kim chi. Do đó, kể từ khi nó được dự thảo, công bố thông qua lẫn ban hành các nghị định thực thi (2/2024) luôn vẫn phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận. Trong đó, có Hiệp hội Thịt Chó Hàn Quốc (대한육견협회) - cơ quan phản đối, cho rằng luật cấm thịt chó là vi phạm quyền sở hữu, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các thành viên thuộc tổ chức. Vào tháng 3, truyền thông nước này cho biết, Hiệp hội Thịt Chó Hàn Quốc đệ trình đơn yêu cầu kháng cáo hiến pháp.

Để xoa dịu làn sóng phản đối, Chính phủ Hàn Quốc thực thi luật này kể từ ngày 7/8, nhưng ấn hạn (thời hạn cho phép kéo dài) đến ngày 7/2/2027. Thời điểm đó, việc chăn nuôi, giết mổ, phân phối và bán chó nhằm mục đích thực phẩm sẽ bị cấm hoàn toàn. Ngoài ra, chính quyền Seoul sẽ hỗ trợ tài chính cho những đơn vị có liên quan để ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.

Hàn Quốc ra sao sau luật cấm nhân giống hoặc giết mổ, phân phối thịt chó có hiệu lực?

Dự luật cấm chăn nuôi, giết mổ, phân phối và bán chó nhằm mục đích thực phẩm được Quốc hội Hàn quốc thông qua từ tháng 1/2024 (Nguồn: 입법통합지식관리시스템)

Cần biết rằng, việc giết mổ và tiêu thụ thịt chó đã trở thành một ngành công ngành lâu đời tại xứ sở kim chi. Do đó, kể từ khi nó được dự thảo, công bố thông qua lẫn ban hành các nghị định thực thi (2/2024) luôn vẫn phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận. Trong đó, có Hiệp hội Thịt Chó Hàn Quốc (대한육견협회) - cơ quan phản đối, cho rằng luật cấm thịt chó là vi phạm quyền sở hữu, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các thành viên thuộc tổ chức. Vào tháng 3, truyền thông nước này cho biết, Hiệp hội Thịt Chó Hàn Quốc đệ trình đơn yêu cầu kháng cáo hiến pháp.

Để xoa dịu làn sóng phản đối, Chính phủ Hàn Quốc thực thi luật này kể từ ngày 7/8, nhưng ấn hạn (thời hạn cho phép kéo dài) đến ngày 7/2/2027. Thời điểm đó, việc chăn nuôi, giết mổ, phân phối và bán chó nhằm mục đích thực phẩm sẽ bị cấm hoàn toàn. Ngoài ra, chính quyền Seoul sẽ hỗ trợ tài chính cho những đơn vị có liên quan để ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.

Hàn Quốc ra sao sau luật cấm nhân giống hoặc giết mổ, phân phối thịt chó có hiệu lực?

Hàn Quốc - một trong những quốc gia tiêu thụ thịt chó nhiều nhất châu Á (Nguồn: pexels)

Chính quyền Seoul cũng sẽ thành lập một Ủy ban chuyên chấm dứt việc tiêu thụ thịt chó do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - ông Park Beom-su làm Chủ tịch. Ủy ban này sẽ bao gồm tối đa 25 thành viên, đại diện cho Chính phủ, những người chăn nuôi chó, những người ủng hộ quyền động vật và các chuyên gia.

Quan Ursus

 

Bình luận