(TAP) - Đó là nhận định từ chuyên gia Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế sau khi quan sát diễn biến tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Việc tìm cách đa dạng nguồn cung vũ khí từ công ty Hoa Kỳ, châu Âu, đặc biệt là Trung Quốc - nước lần đầu tiên góp mặt, được cho nhằm khắc phục những hạn chế khi quá phụ thuộc vào Nga.
Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam ngày 19/12 (giờ Hà Nội) cho biết, sự kiện “Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024” do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức đang diễn ra tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) từ ngày 19 - 22/12. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nói rằng, triển lãm lần này có quy mô lớn hơn so với lần đầu tiên nước này tổ chức (2022) cả về số lượng khí tài và diện tích trưng bày. Ngoài ra, số sản phẩm công nghiệp quốc phòng, hậu cần, kỹ thuật do quân đội Việt Nam sản xuất cũng được trưng bày nhiều hơn. Đồng thời, thu hút số lượng lớn các công ty nước ngoài có tiềm lực quân sự và nền công nghiệp quốc phòng phát triển hàng đầu thế giới đến tham gia, bao gồm: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Israel,...
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nói rằng, quy mô triển lãm năm 2024 vượt xa những năm trước (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam)
Theo truyền thông châu Á (Nikkei Asia), các nhà sản xuất vũ khí lớn của Washington, D.C bao gồm Boeing và Lockheed Martin, cùng với Airbus của châu Âu (EU) đều có mặt tại sự kiện do chính quyền Hà Nội tổ chức. Trong đó, máy bay tấn công A-10 Thunderbolt và máy bay vận tải C-130 Super Hercules của Không quân Hoa Kỳ (United States Air Force) cũng xuất hiện trên đường băng tại sân bay quân sự Gia Lâm (Gia Lam Heliport). Triển lãm quốc phòng năm 2024 của Việt Nam lần đầu tiên có sự góp mặt của 02 công ty Trung Quốc, bao gồm tập đoàn quốc phòng lớn do Bắc Kinh sở hữu như Tập đoàn trách nhiệm hữu hạn phương Bắc (China North Industries Group Corporation Limited) hay Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (China North Industries Corporation).
Chiến đấu cơ Hoa Kỳ tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam)
Nhận định từ truyền thông Pháp (AFP News Agency) - quốc gia cũng góp mặt tại sự kiện, Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp quốc phòng của mình để tránh phụ thuộc Nga. Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute), trong nhiều thập kỷ qua (1995 - 2023), Moscow chiếm hơn 80% lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, Yahoo News dẫn lời chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak) - ông Nguyen Khac Giang cho rằng, nguồn cung vũ khí từ Nga đã giảm những năm gần đây do lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến cuộc xung đột giữa nước này với Ukraine. Cuộc chiến đã phơi bày những điểm yếu khi phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí Nga, đại diện ISEAS - Yusof Ishak đánh giá.
Tại buổi lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - ông Phạm Minh Chính nói rằng, mục đích sự kiện nhằm truyền tải thông điệp hòa bình, hợp tác và phát triển chung. Đồng thời, đảm bảo cho Việt Nam có những công cụ cần thiết để bảo vệ lợi ích trên biển, trên không, trên bộ và trên không gian mạng.
Phát biểu bên lề chương trình, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - ông Marc Knapper tiết lộ, các doanh nghiệp phía Washington, D.C và Việt Nam có khả năng sẽ hợp tác trong một số lĩnh vực như sản xuất chung và chuyển giao công nghệ. Cũng theo AFP, cả Washington D.C và Hà Nội đều lo ngại về động thái khẳng định sự hiện diện của tại Biển Đông của Bắc Kinh - nơi Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền.
Kane Nguyen
Bình luận