Vừa qua, cơ quan thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục trao chứng nhận sáng chế độc quyền cho hai công trình nghiên cứu mới của Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX) Việt Nam.
Theo báo Vnexpress (Việt Nam) đăng tải ngày 26/5/2022, VTX vừa nhận giấy chứng nhận sáng chế từ Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) với hai phát minh độc quyền thuộc lĩnh vực công nghiệp vật liệu và quang điện tử.
Những sáng chế được USPTO bảo hộ là “Hệ quang học gương cầu cho thiết bị ảnh nhiệt sóng trung” (sáng chế giúp giải quyết vấn đề thiết kế, chế tạo camera core, giảm thiểu sự phụ thuộc nhập khẩu từ nước ngoài) và “Phương pháp chế tạo vật liệu tổng hợp chịu nhiệt độ cao” (phương pháp sản xuất đáp ứng điều kiện làm việc khắc nghiệt trong quân đội).
Đại diện tập đoàn VTX nhận định, Hoa Kỳ là cường quốc hàng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ. Bằng sáng chế do quốc gia này cấp luôn là chứng nhận quan trọng, áp dụng làm cơ sở đánh giá tại hầu hết các quốc gia. Đồng thời, thể hiện năng lực phát triển công nghệ, tự chủ nghiên cứu, sản xuất, chế tạo công nghệ cao từ doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, USPTO đã cấp cho Viettel 11 chứng nhận bảo hộ sáng chế (tính triêng ở Hoa Kỳ). Bao gồm: “Hệ cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số” (2020); “Hệ quang học gương cầu cho thiết bị ảnh nhiệt sóng trung” (2022); Phương pháp chế tạo vật liệu tổng hợp chịu nhiệt độ cao (2022);…
Bên cạnh đó, tập đoàn cũng nhận thêm tổng cộng 56 bằng bảo hộ sáng chế từ Việt Nam. Đặc biệt, mới đây, Hội đồng Nhà nước đã xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (giải thưởng cao quý nhất về khoa học - công nghệ) cho hai công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, phân sự của Viettel.
Đại diện Viettel tiết lộ, thời gian qua đơn vị đã thúc đẩy khoa học công nghệ, thu hút nguồn nhân lực tay nghề cao, điển hình là kỹ sư, kiến trúc sư trưởng đủ năng lực khai thác, làm chủ thiết bị viễn thông, dụng cụ công nghệ cao. Công ty ngày càng có nhiều phát minh, đa dạng lĩnh vực từ dân sự, kinh tế, xã hội đến quân sự. Qua đó, thể hiện mục tiêu vươn mình trở thành Tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao tại Việt Nam trong tương lai.
Thái Sơn (TH)
Bình luận