Đạo diễn “Đất rừng phương Nam vừa có động thái đăng bài phân bua để “truyền thông” lôi kéo khán khán ra rạp. Đáng nói là bên cạnh lý lẽ rất… cùn, ông Nguyễn Quang Dũng đã khóa chế độ bình luận và chỉ cho bạn bè, thân tín bày tỏ quan điểm ủng hộ.
Thời gian qua, hàng loạt vụ lùm xùm của Ngọc Trinh, Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, nữ rapper Umie, nam ca sĩ Chu Bin đã khiến cái tên “Đất rừng phương Nam” giảm sức nóng trên báo giới. Theo lẽ thông thường, đây là tín hiệu tốt giúp phim tránh được mũi dùi chỉ trích từ dư luận. Tuy nhiên, ở góc độ kinh doanh, một bộ phim giải trí không còn khiến khán giả, nhà phê bình, nhà báo quan tâm, khiến họ phải tò mò ra rạp, đồng nghĩa với nguy cơ thua lỗ.
Ước tính đến thời điểm hiện tại (26/10), sau hơn 10 ngày công biếu (bao gồm xuất chiếu sớm từ 13 - 15/10), doanh thu “Đất rừng phương Nam” chỉ đạt khoảng 100 tỷ đồng, theo Vnexpress (Việt Nam).
Tất nhiên, đạo diễn chẳng dại gì để “đứa con” của mình lao dốc. Vào ngày 25/10 vừa qua, tưởng chừng sóng đang yên, biển đang lặng, người đàn ông nổi tiếng với biệt danh “Dũng khùng” lại khơi mào, thêm dầu vào lửa bằng bài viết bày tỏ quan điểm trên Facebook.
Đăng bài để giải thích, phần lớn nội dung ông Dũng lại tố khán giả cay nghiệt, thóa mạ, đề cao lòng yêu nước mà vùi dập phim Việt (Nguồn: Facebook)
Nội dung bài viết của ông Dũng có thể tóm lược bằng hai mục: Giải thích và lôi kéo. Ở mục đầu tiên, thay vì đính chính vì sao một tác phẩm mượn cảm hứng từ tiểu thuyết thuần Việt có nhiều yếu tố lai căn (phục trang, tên gọi, xuất xứ các nhân vật,…), đạo diễn lại kể khổ, chỉ trích khán giả cực đoan, thiếu hiểu biết, thóa mạ, vùi dập triệt tiêu phim Việt.
Ông đồng ý trong trailer, MV ca nhạc có cảnh nhân vật mặc trang phục người Hoa nhưng vẫn có những nhân vật mặc áo bà ba đặc trưng Nam bộ trong bản công chiếu. Theo đó, đạo diễn này cho rằng dư luận đã phiến diện khi không ra rạp để trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, ông Dũng chưa giải thích được việc đưa phần lớn hình ảnh nhân vật mặc trang phục người Hoa lên trailer, MV để quảng cáo cho một bộ phim sử Việt là nhằm mục đích gì, nếu không phải truyền thông bẩn, muốn gây sự chú ý dư luận và xuyên tác văn hóa?
Cũng theo đạo diễn, trong phim chỉ có 4 câu thoại nói về các hội nhóm người Hoa, nhưng không đề cập vì sao thời lượng xuất hiện của các nhân vật này (Võ Tòng, Tiều là thành viên Thiên Địa Hội) lại chiếm phần lớn.
Bên cạnh đó, mặc dù cho biết bé An (nhân vật chính) sẽ lưu lạc qua nhiều môi trường, hội nhóm, nhiều nền văn hoá, rồi tìm ra lý tưởng thật sự. Tuy nhiên, theo nội dung từ những khán giả xem phim, An đã bị Út Lục Lâm dụ dỗ phải ăn trộm (thay vì cảm hóa Út Lục Lâm như trong nguyên tác). Đồng thời, An cũng cắt máu, dập đầu gia nhập Thiên Địa hội, thề sống chết là người Thiên Địa Hội.
Từ một nhân vật dùng sự chân thật, lương thiện của con người Nam bộ để cảm hóa cái ác, An đã bị cái ác tha hóa và dấn thân vào con đường trộm cắp. Chưa kể, đến khi kết thúc bộ phim, nhân vật này cũng không gia nhập thêm bất kỳ hội nhóm nào khác. Như vậy, “lý tưởng thật sự” mà đạo diễn nhắc đến có phải chăng là gia nhập Thiên Địa hội - Tổ chức nổi tiếng cờ bạc, thuốc phiện, bảo kê, mại dâm gây kinh hoàng một thời tại vùng Nam kỳ lục tỉnh?
Mặc dù đăng bài viết đính chính, tuy nhiên đạo diễn lại không cho phép dư luận phản biện. Thay vào đó, chỉ người quen, người thân, người trong nghề, bạn bè của Dũng trên Facebook mới có thể bày tỏ ý kiến. Đáng nói là phần lớn bình luận đều cho kết quả đồng tình hoặc chưa rõ ông Dũng có xóa bớt những quan điểm tiêu cực hay không. Chỉ biết lý lẽ của đạo diễn “Đất rừng phương Nam” thu về vô vàn lượt phẫn nộ nhưng lạ đời không tìm thấy bất cứ ý kiến trái chiều nào.
Bài viết của ông Dũng không cho phép người có quan điểm trái chiều vào phản biện? (Nguồn: Facebook)
Nhiều người dùng Facebook còn hài hước cho rằng, nếu Facebook có chức năng xóa icon phẫn nộ thì ông Dũng cũng “sát phạt” không thương tiếc.
Chính NSX thừa nhận “Đất rừng phương Nam” chỉ là phim giải trí, không phải phim do nhà nước đặt hàng, không có giá trị giáo dục. Như vậy, việc lựa chọn xem hay không, khen hay chê là quyền của khán giả. Khi một bộ phim có dấu hiệu xuyên tạc văn hóa, thay đổi lịch sử, “treo đầu dê, bán thịt chó”, công chúng có quyền đặt nghi vấn và lên tiếng tẩy chay.
Trong tình cảnh đó, thay vì im lặng, khiêm tốn nhận lỗi, chấp nhận sự yếu kém của khâu tiền kỳ, hậu kỳ, đạo diễn lại quay sang rằng cho người xem cay độc và chỉ trích khán giả không xem phim là vô văn hóa.
Những từ ngữ, luận điểm khiến dư luận bức xúc của ông Dũng (Nguồn: Facebook)
Với thái độ và từ ngữ như trên, ông Dũng và ekip “Đất rừng phương Nam” có thật sự tôn trọng người xem hay không? Có thật sự muốn mang đến trải nghiệm giải trí cho người xem hay chỉ đơn thuần cần khán giả bỏ tiền ra rạp vào lúc này, cứu cánh cho doanh thu tụt dốc không phanh của một tác phẩm “hành động”?
Quyet Vu
Bình luận