Chuyến thăm Việt Nam bốn ngày của thủ tướng New Zealand
Tin Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam bốn ngày của thủ tướng New Zealand

Theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 14/11/2022, Thủ tướng New Zealand bắt đầu chuyến thăm tới Việt Nam kéo dài bốn ngày từ ngày 14 – 17/11/2022.

Theo báo VN Express (Việt Nam) đưa tin, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern chính thức có chuyến thăm bốn ngày tới Việt Nam từ ngày 14 – 17/11/2022. Đây là chuyến thăm thứ hai của bà Jacinda Ardern đến Việt Nam. Trước đó, bà từng đến Đà Nẵng dự hội nghị APEC vào năm 2017.

Chuyến thăm Việt Nam bốn ngày của thủ tướng New Zealand

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern sang thăm chính thức Việt Nam

Được biết, vào ngày 19/06/1975, Việt Nam và New Zealand đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên trở thành Đối tác Toàn diện chính thức vào năm 2019. Từ đó đến nay, cả hai cùng hướng tới sự phát triển bền chặt và tốt đẹp trên mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, giáo dục, văn hóa... Việt Nam nằm trong top 16 đối tác quan trọng của New Zealand. Hiên nay, New Zealand có 49 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn hơn 210 triệu USD; có khoảng hơn 2700 du học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học.

Chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand lần này được kỳ vọng thúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết, đưa ra nhiều giải pháp, động lực cho quan hệ hai nước lên một tầng cao mới. Cùng với đó, chuyến thăm còn mở ra cơ hội cho hai bên thúc đẩy tăng trưởng về du lịch sau khi Việt Nam và New Zealand mở cửa du lịch quốc tế trở lại.

Chuyến thăm Việt Nam bốn ngày của thủ tướng New Zealand

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho nữ Thủ tướng New Zealand tại Hội nghị APEC diễn ra tại Đà Nẵng năm 2017

Đặc biệt, lãnh đạo hai nước đang cân nhắc tới cơ hội hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu sau Hội nghị COP27 vừa diễn ra vào ngày 6/11/2022 tại Ai Cập.

Mối quan hệ giữa Việt Nam - New Zealand luôn chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm như vấn đề Biển Đông; hợp tác đa phương tốt đẹp với Liên Hợp Quốc, ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương)... cùng nhiều Hiệp định thương mại tự do quan trọng như CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực).

Nguyên Nguyên

Bình luận