Châu Âu xem xét chính sách cải cách mới về người tị nạn
Tin Quốc Tế

Châu Âu xem xét chính sách cải cách mới về người tị nạn

Tranh thủ những tuần cuối cùng Pháp đảm nhiệm vai trò Chủ tịch liên phiên Liên minh Châu Âu, Chính phủ nước này đã đề nghị Liên minh Châu Âu (EU) nhanh chóng thông qua chính sách cải cách về người tị nạn tại Châu Âu.

Theo tin tức từ trang Thông tấn xã Việt Nam, tại cuộc họp các bộ trưởng nội vụ EU diễn ra ởLuxembourg vào ngày 10/06/2022, Chính phủ Pháp đề nghị EU nhanh chóng hiện thực hóa hiệp ước về người tị nạn Châu Âu đang bị đình trệ do vướng phải sự phản đối bởi một số quốc gia thành viên. Được biết, Chính phủ Pháp đưa ra đề xuất trên trong bối cảnh chỉ còn vài tuần nữa là nước này sẽ thôi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch liên phiêncủa EU. Đây có thể xem là một trong những nỗ lực cuối cùng của Pháp nhằm giải quyết vấn đề nan giải về việc tiếp nhận người tị nạn và tái định cư cho người tị nạn tại Châu Âu.

Châu Âu xem xét chính sách cải cách mới về người tị nạn

Hàng dài người di cư đến Châu Âu. Ảnh minh họa: Reuters

Kế hoạch mới đề xuất toàn bộ quy tắc về người tị nạn Châu Âu theo “cơ chế đoàn kết tự nguyện” do các thành viên EU thử nghiệm trong khoảng 12 tháng. Cụ thể, kế hoạch nêu rõ 19 quốc gia thuộckhối Schengen (đi lại miễn thị thực) của EU cam kết tiếp nhận người tị nạn đến từ những nước đang chịu nhiều áp lực như: Hy Lạp, Cộng hòa Ý Cộng hòa Malta. Đối với một số nước không tổ chức tham gia tiếp nhận người tị nạn sẽ phải đóng gópnguồn tài chính để hỗ trợ kế hoạch triển khai thuận lợi hơn. Việc thay đổi này dự đoán giúp Châu Âu tái định cư được cho khoảng 10.000 người tị nạn, góp phần giải quyết gánh nặng di cư đang đè nặng trên vai khối Liên minh EU.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin nhận định, đa số các quốc gia thành viên đều đồng ý với kế hoạch lần này cho thấy một kết quả tích cực sẽ đến trong tương lai cũng như bày tỏ sự tự tin về thành công của kế hoạch khi triển khai. Ủy viên EU phụ trách vấn đề người di cư Ylva JohanssonBộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cũng thể hiện sự đồng tình với Pháp về việc kế hoạch sẽ được thuận lợi thông qua.

Song song đó, vẫn còn một số quốc gia EU không đồng thuận với đề xuất trên. Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner đã phản đối kịch liệt vì cho kế hoạch sẽ tạo điều kiện tốt để các nhóm buôn người tăng cường thêm hành vi phi pháp của chúng.Tương tự, Hungary và Ba Lan cũng đồng loạt chống lại chính sách tái định cư người tị nạn này. Riêng Hà Lan tuyên bố không tiếp nhận những người xin tị nạn theo đề xuất.

Minh Huy (TH)

Bình luận