Căng thẳng ở Niger: Bộ Ngoại giao Pháp phản hồi yêu cầu trục xuất đặc phái viên
Tin Quốc Tế

Căng thẳng ở Niger: Bộ Ngoại giao Pháp phản hồi yêu cầu trục xuất đặc phái viên

Liên quan đến “tối hậu thư” của Niger yêu cầu đại diện cơ quan ngoại giao Pháp phải rời khỏi quốc gia Tây Phi này trước ngày 28/8, chính quyền Paris đã thẳng thừng từ chối và bày tỏ thái độ cứng rắn.

Căng thẳng ở Niger: Bộ Ngoại giao Pháp phản hồi yêu cầu trục xuất đặc phái viên

Một người ủng hộ chính quyền quân sự Niger trục xuất Đại sứ Pháp khỏi đất nước (Nguồn: The Guardian)

Trước đó, nguoivietplus từng đưa tin về tình hình bất ổn chính trị tại Niger cũng như mối quan hệ căng thẳng giữa quốc gia Tây Phi này và Cộng hòa Pháp. Trong quá khứ, Niger từng là thuộc địa của Pháp. Mặc dù giành độc lập vào năm 1860, người dân Niger này vẫn chưa có ngôn ngữ riêng và phần lớn vẫn sử dụng tiếng Pháp. Trải qua nhiều lần đảo chính, chính quyền nước này vẫn duy trì mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ với “kẻ thù cũ” khiến người dân bức xúc, cho rằng Pháp đang âm thầm điều hành và gián tiếp phá hoại nền kinh tế, chính trị, xã hội.

Đến ngày 30/7/2023, một nhóm đối tượng cực đoan được sự hậu thuẫn của quân đội Niger đã thực hiện hành vi khủng bố vào Đại sứ quán Pháp. Thậm chí quân đội còn triển khai kế hoạch đảo chính, tấn công và bắt giữ ông Mohamed Bazoum (Tổng thống đương nhiệm của Niger) nhằm đưa Tướng Abdourahamane Tchiani - Chỉ huy lực lượng bảo vệ ông Bazoum lên làm nhà lãnh đạo mới.

Trước sức ép từ khu vực và khối Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là Pháp và Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (Economic Community of West African States), Tổng thống Bazoum đã xuất hiện trở lại ở cuộc họp khẩn cấp ngày 31/7. Mặc dù vậy, quyền điều hành đất nước dường như vẫn chưa hoàn toàn trở lại với Bazoum khi ngày 25/8 vừa qua, chính quyền Niger dưới sự quản lý của quân đội đã yêu cầu ông Sylvain Itte - Đặc phái viên Pháp phải lập tức rời khỏi nước này trong vòng 48 tiếng, theo Reuters.

“Tối hậu thư” của quân đội Niger nhanh chóng bị chính quyền Paris bác bỏ. Đại diện Bộ Ngoại giao Pháp không công nhận quyền lực của nhà cầm quyền quân sự. Đồng thời, khẳng định việc trục xuất Đại sứ là đi ngược lại lợi ích chung giữa hai nước, Agence France-Presse thông tin. Hiện nay, Niger là điểm tập kết, xây dựng căn cứ quân sự quan trọng Pháp và Hoa Kỳ cũng là đơn vị sản xuất uranium lớn nhất thế giới. Trên phương diện chính trị, Hoa Kỳ và các nước khác vẫn cần thông qua Niger để thực hiện các chiến lược đặc biệt trong công cuộc thu thập thông tin tình báo và chống lại các nhóm chiến binh Hồi giáo, the Guardian đưa tin.

Kelvin Huynh

Bình luận