Mỹ và các nước đồng minh đang cân nhắc về tư cách thành viên G20 của Nga sau khi nước này mở chiến dịch quân sự ở Ukraine cuối tháng 2 năm nay.
Theo Báo Thanh Niên (Việt Nam) ngày 23/3, một số nguồn tin ẩn danh cho biết cuộc thảo luận giữa Mỹ và các nước Phương Tây 22/3 đã bàn bạc rằng liệu Nga nên tiếp tục làm thành viên nữa hay không. Nếu điều đó xảy ra, nơi đây sẽ trở thành tổ chức kém hữu ích.
Cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước tại Jakarta, Indonesia vào giữa tháng 2. Ảnh: Reuters
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan từ chối trả lời câu hỏi liệu Tổng thống Joe Biden đồng ý về thông tin nêu trên trong cuộc gặp các đồng minh châu Âu vào tuần này hay không. Ông nhấn mạnh Mỹ cần tham vấn các nước đồng minh trước khi đưa ra quyết định.
Mặt khác vào cùng ngày, Ba Lan đề xuất với Mỹ việc thay thế vị trí Nga tại diễn đàn. Phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ chia sẻ Bộ trưởng Gina Raimondo hoan nghênh quan điểm Ba Lan ở nhiều chủ đề, nhưng bà không đại diện cho quan điểm chính phủ Mỹ về đề xuất gia nhập của nước này.
Cùng với đó, một nguồn tin từ Liên minh châu Âu (EU) xác nhận có cuộc thảo luận đang diễn ra liên quan đến Nga tại các hội nghị G20 sắp tới do Indonesia giữ ghế chủ tịch luân phiên. Nguồn tin này cho hay “Indonesia đã được thông báo rõ ràng rằng việc Nga tham gia những hội nghị cấp bộ trưởng sắp tới sẽ là vấn đề lớn đối với các nước châu Âu”.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nỗ lực khiến Nga rời nhóm có thể bị nhiều nền kinh tế trong nhóm phủ quyết, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Arab Saudi,… làm dấy lên lo ngại một số thành viên không cử đại diện tham dự hội nghị G7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong hội nghị G20 tổ chức năm 2014 ở Úc. Ảnh: Reuters
Hiện chưa rõ lộ trình để loại Moscow khỏi G20 diễn ra như thế nào. Nhiều nguồn tin đánh giá rằng đây là chuyện không thể, trừ khi Nga tự rút lui. G20 (thành lập năm 1999) là diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Nguyên thủ và Thống đốc ngân hàng trung ương đến từ 19 nước (Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Argentina, Brasil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Nga, Nhật, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh và Ý) cùng Liên minh châu Âu (EU). Tổ chức ra đời nhằm thảo luận về những vấn đề kinh tế quan trọng, thúc đẩy các chính sách liên quan đến ổn định tình hình tài chính quốc tế cũng như định hướng phát triển cho nền kinh tế toàn cầu.
Hy Nguyệt (TH)
Bình luận