(TAP) - Việt Nam hiện vượt Thái Lan về dòng đầu tư từ Nhật Bản, đồng thời xếp thứ hai trong khu vực chỉ sau Singapore. Báo chí phía chính quyền Bangkok đã dẫn lời chuyên gia nước này giải thích nguyên nhân và khuyến nghị nên học hỏi chính quyền Hà Nội.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump (2017 - 2021) đã ảnh hưởng đến tình hình thương mại toàn cầu. số liệu từ truyền thông châu Á (Asia News Network) ghi nhận, kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã giảm từ 16% vào năm 2016 xuống còn 11% trong năm 2023. Để tránh rủi ro, các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm có Nhật Bản đã chuyển hướng đầu tư ra khỏi Bắc Kinh và lựa chọn Đông Nam Á làm điểm đến phù hợp.
Trong suốt 10 năm qua, Thái Lan vẫn là điểm đến chính của các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ Nhật Bản nhờ tốc độ trưởng kinh tế nhanh, chi phí lao động thấp, cơ sở hạ tầng mạnh và ổn định chính trị. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của chính quyền Tokyo vào Bangkok chiếm 22% tổng đầu tư của nước này vào khu vực Đông Nam Á (chỉ xếp sau Singapore) và chiếm hơn 36% tổng đầu tư nước ngoài ở Thái Lan. Cũng theo dữ liệu từ Asia News Network, so sánh các khoản đầu tư của Nhật Bản trong giai đoạn 2014 - 2020 và 2021 - 2023, đầu tư ròng của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm 0,3 nghìn tỷ Yên (-39%). Ngược lại, đầu tư của chính quyền đất nước mặt trời mọc vào Đông Nam Á tăng 1,1 nghìn tỷ Yên (+33%). Nguyên nhân được cho nhờ vào vị trí gần Bắc Kinh, đồng thời các quốc gia này hiện sở hữu chuỗi cung ứng vững chắc trong khu vực.
Đầu tư của Nhật Bản vào Đông Nam Á tăng mạnh sau căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc (Nguồn: Japan Bank for International Cooperation)
Tuy nhiên, tờ The Nation (Thái Lan) dẫn nhận định của chuyên gia Metha Yuwannasiri - đại diện ngân hàng nước này (Bank of Thailand) cho rằng, trong giai đoạn từ 2021 - 2023, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trở thành quốc gia tiếp nhận đầu tư lớn thứ 02 của Nhật Bản ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore. Đầu tư ròng từ Nhật Bản vào chính quyền Hà Nội đã tăng 260 tỷ Yên (+54%), chủ yếu vào các ngành công nghiệp xu hướng lớn, bao gồm trí tuệ nhân tại (AI) và bán dẫn. Trong khi đó, đầu tư ròng của Thái Lan chỉ tăng 80 tỷ Yên (+13%), khiến thứ hạng của nước này tụt xuống vị trí thứ 03 trong khu vực. Khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for International Cooperation) năm 2023 cũng cho biết, các nhà đầu tư từ chính quyền Tokyo đánh giá Việt Nam là quốc gia có triển vọng tích cực nhất về cơ hội kinh doanh trong 03 năm tới so với các quốc gia khác thuộc Đông Nam Á.
Về nguyên nhân khiến Thái Lan bị vượt mặt về đầu tư, The Nation cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ổn định với tốc độ 5 - 6% hằng năm nhờ thị trường tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu bùng nổ. Chính quyền Hà Nội còn sở hữu lực lượng lao động lớn, trẻ, năng suất cao và chi phí lao động cạnh tranh. Trong khi đó, Thái Lan đang đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề chi phí lao động cao, dân số già hóa và sự không phù hợp về kỹ năng lao động làm giảm sức hút đầu tư, đặc biệt từ đối tác Nhật Bản. Chuyên gia Metha Yuwannasiri cho rằng, chính quyền Bangkok nên học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam thông qua cải thiện kỹ năng lao động và tăng số lượng lao động lành nghề. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân, tập trung vào giáo dục phù hợp với nhu cầu thị trường và thu hút lao động nước ngoài có tay nghề để lấp đầy khoảng trống trong các ngành công nghiệp mới, tạo cơ hội chuyển giao kiến thức cho nguồn lực địa phương.
Chuyên gia Thái Lan cho rằng cần học hỏi kinh nghiêm từ Việt Nam trong thu hút đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản (Nguồn: Japan Bank for International Cooperation)
Danny Tran
Bình luận