Bác bỏ thông tin sai sự thật của Trung Quốc tại Biển Đông
Tin Việt Nam

Bác bỏ thông tin sai sự thật của Trung Quốc tại Biển Đông

Trang báo Trung Quốc China Daily gần đây đã đưa một số tin sai sự thật liên quan đến tình hình biển đông. Ngay sau đó, phía Việt Nam và Mỹ đã lên tiếng bác bỏ các thông tin sai lệch trên.

Theo báo Tuổi trẻ (Việt Nam), trang báo Trung Quốc China Daily có bài viết thể hiện sự quan ngại về việc Việt Nam xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trang bị vũ trang trên biển tham gia vào các cuộc đối đầu trên biển gây mất ổn định và an toàn tại Biển Đông. Đối mặt với thông tin sai sự thật này, chiều ngày 20/01/2022 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng bác bỏ. Bà Hằng khẳng định, Việt Nam vẫn duy trì chính sách quốc phòng hoà bình và tự vệ, đồng thời tuyệt đối tuân thủ pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ngoài ra, Việt Nam còn nỗ lực đóng góp xây dựng Biển Đông thành khu vực hoà bình, an ninh và an toàn.

Bác bỏ thông tin sai sự thật của Trung Quốc tại Biển Đông

Bà Lê Thị Thu Hằng - Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: BNG

Cùng ngày, báo Tiền Phong (Việt Nam) đưa tin, phát ngôn viên Hạm đội 7 (lực lượng quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương) Mark Langford cũng lên tiếng bác bỏ thông tin sai lệch của quân đội Trung Quốc về việc xua đuổi tàu chiến Mỹ USS Benfold khi nó đi vào gần quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam). Phát ngôn viên Mark Langford cho biết, tàu USS Benford di chuyển phù hợp với luật pháp quốc tế quy định về hoạt động tự do hàng hải, bởi USS Benford chỉ hoạt động trong vùng biển quốc tế. Đại diện Hạm đội tuyên bố, hành động Mỹ đang bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi quốc gia và việc Trung Quốc nói bất kỳ điều gì đều không thể ngăn cản.

Bác bỏ thông tin sai sự thật của Trung Quốc tại Biển Đông

Tàu chiến USS Benfold của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy

Được biết, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trung Quốc đã liên tục đưa lực lượng dân quân biển ngụy trang trên tàu cá ra các đảo ở biển Đông nhằm hợp pháp hóa các yêu sách chủ quyền đối với khu vực biển nhiều tài nguyên này.

Lê Phương (TH)

Bình luận