Bé gái 5 tháng tuổi thiệt mạng sau vụ hỗn loạn tại trại giam giữ người tị nạn Rohingya ở Hiranagar, Ấn Độ.
Người Rohingya - cộng đồng dân tộc chủ yếu theo đạo Hồi và phân bổ tại Bangladesh, Myanmar, Pakistan, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ấn Độ,… Trước đây, nhóm người này chủ yếu sống tại bang Rakhine (Myanmar). Tuy nhiên, sau cuộc đàn áp và diệt chủng Rohingya diễn ra tại Myanmar từ năm 2016 - 2017, người Rohingya buộc phải rời khỏi đây và sống ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Ước tính khoảng 40.000 người Rohingya đang tị nạn tại Ấn Độ. Trong đó, chủ yếu tập trung tại thị trấn Hiranagar (quận Kathua). Vào tháng 3/2021, Đảng Bharatiya Janata (Bharatiya Janata Party) theo đạo Hindu ở quốc gia Nam Á này đã buộc tội người Rohingya định cư bất hợp pháp và tiến hành giam giữ trước khi trục xuất họ trở lại Myanmar.
Vào tuần trước, đoạn video ghi nhận hình ảnh khoảng 270 người Rohingya bị giam giữ tại nhà tù Hiranagar (thuộc lãnh thổ Jammu - Kashmir) được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nội dung đoạn phim cho thấy người tị nạn Rohingya đang cố thoát khỏi hiện trường, trong khi lực lượng trấn áp không ngần ngại sử dụng xịt hơi cay. Được biết, những người này đã bị giam giữ hơn 2 năm qua, đồng thời từ tháng 4/2023, họ đã thường xuyên tuyệt thực nhằm phản đối chính quyền Ấn Độ bóp nghẹt quyền tự do cá nhân, The Guardian thông tin.
Những người tị nạn Rohingya tìm cách thoát khỏi trại giam giữ ở Hiranagar (Nguồn: The Guardian)
Theo nhà báo Priyali Sur kiêm sáng lập Dự án Azadi (The Azadi Project) - chương trình hỗ trợ các nhóm thiểu số tái định cư và tị nạn toàn, người Rohingya thường bị triệu tập đến đồn cảnh sát với lý do ký giấy tờ nhưng lại bị bắt giữ ở đó mà không được viên chức nêu rõ lý do. Họ thậm chí không được tiếp cận luật sư và không biết đến quyền bảo lãnh hợp pháp. Ngay cả trường hợp muốn rời Ấn Độ và có thể tái định cư ở các nước khác (nơi họ có người thân) vẫn bị từ chối cấp thị thực xuất cảnh, cô Priyali cho biết thêm.
Tổ chức Sáng kiến Nhân quyền Rohingya (Rohingya Human Rights Initiative, viết tắt: RHRI) - Đơn vị chuyên vận động, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên của cộng đồng thiểu số này cho biết, một bé gái 5 tháng tuổi đã thiệt mạng sau khi lực lượng trấn áp sử dụng hơi cay. Ông Sabber Kyaw Min - Giám đốc RHRI cũng thông tin thêm, khoảng 200 người tị nạn khác đang bị giam giữ ở bang miền bắc bang Uttar Pradesh từ ngày 24/7. Nhóm người này đã sống ở khu vực suốt 10 năm qua mà chưa từng xảy ra xung đột.
Liên quan đến vụ việc trên, các nhà chức trách nước này đã phát biểu trước truyền thông, cho biết cái chết của em bé không liên quan đến vụ việc tại trung tâm.
Kelvin Hung
Bình luận