Việt Nam có thể thành thị trường mới nổi, chuyên gia nói gì?
Tin Việt Nam

Việt Nam có thể thành thị trường mới nổi, chuyên gia nói gì?

(TAP) - Liên quan đến báo cáo dự đoán Việt Nam có thể thành thị trường mới nổi trong năm 2025 từ FTSE, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư mới đây đã có một số chia sẻ.

Trước đó vào ngày 8/10, Chỉ số sàn giao dịch chứng khoán Financial Times 100 (Financial Times Stock Exchange 100 Index, viết tắt: FTSE) đã bố báo cáo về phân loại thị trường trong năm 2024. Trong đó, Việt Nam hiện được phân loại là thị trường cận biên (nền kinh tế thị trường của các nước đang phát triển phát triển) và được FTSE thêm vào danh sách theo dõi từ tháng 9/2018. Việc được đưa vào danh sách này đồng nghĩa với cơ hội có thể được phân loại lại thành thị trường mới nổi thứ cấp (chỉ những nước hiện chưa có tiềm lực như những cường quốc hàng đầu, nhưng đang trong quá trình trở thành nền kinh tế phát triển).

Việt Nam có thể thành thị trường mới nổi, chuyên gia nói gì?

Báo báo cáo về phân loại thị trường các quốc gia trong năm 2024 (Nguồn: Financial Times Stock Exchange 100 Index)

FTSE ghi nhận sự hỗ trợ liên tục của Chính phủ Việt Nam đối với cải cách thị trường và đánh giá cao mối quan hệ mang tính xây dựng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (State Securities Commission) phía chính quyền Hà Nội, các cơ quan thị trường và Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) - những bên hỗ trợ chương trình cải cách thị trường ở nước này. Chuyên gia khuyến nghị nhiều cuộc họp hơn giữa chính quyền địa phương cùng các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nói rằng nếu được nâng lên thành thị trường mới nổi, thị trường tài chính Việt Nam (hiện có giá trị hơn 200 USD) có thể khiến các quỹ toàn cầu đổ thêm hàng tỷ USD vào đầu tư.

Việc duy trì tốc độ chuyển đổi vẫn là yếu tố bắt buộc nếu nước này muốn đáp ứng thời hạn (2025) do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đặt ra vào đầu năm 2024. Số liệu từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Institute for Economic and Research Policy) Việt Nam ghi nhận, tăng trưởng GDP quý IV/2024 dự kiến đạt 7,4% - vượt mục tiêu 7%. Ghi nhận vào ngày 18/9 vừa qua, Bộ Tài chính (Việt Nam) cũng đã ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC nêu rõ các sửa đổi đối với nhiều quy định khác nhau. Mục tiêu cho thấy rõ quyết tâm hoàn thiện vai trò và trách nhiệm hoàn thiện các tiêu chí hướng đến được công nhận là nền kinh tế thị trường mới nổi.

Đánh giá triển vọng phát triển trung và dài hạn, truyền thông Hoa Kỳ (CNBC) dẫn lời chuyên gia Quản lý danh mục đầu tư thị trường mới nổi của Ariel Investments - bà  Christine Phillpotts nói rằng, Việt Nam là điểm đến tương đối an toàn hơn để đầu tư. Quốc gia này có vị thế tương đối tốt vì ít phụ thuộc vào dòng tiền từ nước ngoài hoặc có nợ nước ngoài thấp.

Việt Nam có thể thành thị trường mới nổi, chuyên gia nói gì?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam) làm việc cùng Tập đoàn Microsoft (Hoa Kỳ) vào tháng 6 (Nguồn: Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam)

Nhà kinh tế trưởng thuộc Citigroup (công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia) Helmi Arman đánh giá, Việt Nam có lợi thế về mặt địa lý gần Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì sự quyền tiếp cận mở với các thị trường xuất khẩu nhờ vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Ông Arman cho rằng, quan điểm trung lập về chính trị của chính quyền Hà Nội mang lại lợi thế tận dụng tốt động lực trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Chuyên gia Bill Hayton thuộc tổ chức tư vấn Chatham House Bill Hayton nhận định, trước vấn đề cạnh tranh thương mại căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu, một số công ty đang dần chuyển hướng mở rộng sang Việt Nam. Điều đó đang gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng là tín hiệu tích cực cho quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Timothy Hoang

 

 

 

 

Bình luận