Tỷ lệ sinh cực thấp tăng thách thức nhân khẩu học ở EU, chuyên gia khuyến nghị gì?
Tin Quốc Tế

Tỷ lệ sinh cực thấp tăng thách thức nhân khẩu học ở EU, chuyên gia khuyến nghị gì?

(TAP) - Ba nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Đức, Estonia và Áo vừa gia nhập danh sách các quốc gia có tỷ lệ sinh cực thấp. Điều này tiếp tục làm tăng thách thức về nhân khẩu học của khu vực.

Thông tin trên được trích dẫn từ báo cáo công bố ngày 25/12 của tờ Financial Times. Trong đó, Cộng hòa Liên bang Đức (Đức) là trường hợp khiến nhiều chuyên gia quan ngại vì chính quyền Berlin (thủ đô Đức) được ghi nhận là nước có mật độ dân số đông nhất trong khối Liên minh. Số liệu thống kê chính thức từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (German Institute for Economic Research) cho thấy, tỷ lệ sinh ở Đức đã giảm xuống còn 1,35 trẻ em trên một phụ nữ (trẻ em/phụ nữ) vào năm 2023 - mức dưới dưới ngưỡng “siêu thấp” (ultra-low) của Liên Hợp Quốc (United Nations), vốn được ghi nhận là 1,4. Sự suy giảm này thậm chí còn rõ rệt hơn ở miền Đông nước Đức so với các tiểu bang phía Tây.

Tờ DW News (Đức) dẫn số liệu từ Cục Thống kê nước này (German Federal Statistical Office) cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 7/2024, có khoảng 392.000 trẻ em được sinh ra - mức giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023. Con số này củng cố xu hướng giảm đặc trưng từ năm 2022 - 2023, với chỉ 693.000 trẻ sơ sinh được đăng ký. Vào năm 2021, ghi nhận có 795.500 trẻ em được sinh ra ở Đức. Như vậy, tính đến năm 2023, cứ 08 giường bệnh tại khoa sơ sinh thì có hơn 01 giường trống so với năm 2021.

Tỷ lệ sinh cực thấp tăng thách thức nhân khẩu học ở EU, chuyên gia khuyến nghị gì?

Đức, Estonia và Áo,... cũng như nhiều quốc gia khác trong Liên minh Châu Âu nói chung đang đối mặt với thách thức về nhân khẩu học do tỉ lệ sinh siêu thấp (Nguồn: European Union)

Theo Luxembourg Times (châu Âu), Estonia và Áo cũng đạt dưới ngưỡng 1,4 trẻ em/phụ nữ, đồng thời chính thức gia nhập 09 quốc gia EU, bao gồm cả những nước lớn như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ý,... có tỷ lệ sinh cực thấp năm 2022. DW News dẫn lời nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development, viết tắt: OECD) - ông Willem Adema nói rằng, tỷ lệ sinh giảm một phần phản ánh xu hướng hoãn nhu cầu làm cha mẹ cho đến năm 30 tuổi của các cặp đôi. Chuyên gia OECD quan ngại, điều này khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, khiến nhiều người khó có con như mong muốn.

Trong khi đó, Phó giám đốc chi nhánh Ifo Dresden (tổ chức tư vấn kinh tế lớn nhất của Đức) - ông Joachim Ragnitz cho biết, hành vi sinh con, thể hiện qua tỷ lệ sinh, đã thay đổi rất nhiều trong 03 năm qua. Cuộc khủng hoảng do Virus Corona, chiến tranh ở Ukraine và tình trạng mất thu nhập do lạm phát tăng cao là những nguyên nhân chính khiến nhiều gia đình trẻ hoãn việc sinh con trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chuyên gia vẫn nói thêm, những lý do này chỉ là suy đoán và không thể chứng minh bằng số liệu thống kê.

Cũng theo ông Joachim Ragnitz, sinh con hay không hoàn toàn là vấn đề riêng tư, nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định quan trọng này, bao gồm: Cân nhắc chi phí, lợi ích cũng như vấn đề về kế hoạch cuộc đời. Thực tế, việc nuôi con tốn khoảng 180.000 euro (194.000 USD) trong 18 năm đầu đời. Do đó, các cặp đôi hoặc gia đình vẫn phải đối mặt với quyết định về thời gian. Theo quan điểm của chuyên gia, các chính trị gia nên xem xét đổi cách tính toán cơ bản bằng cách tăng lợi ích hoặc giảm chi phí.

Tỷ lệ sinh cực thấp tăng thách thức nhân khẩu học ở EU, chuyên gia khuyến nghị gì?

Chuyên gia khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách EU nên xem xét tăng lợi ích và giảm chi phí để thu hút các gia đình sinh con sớm (Nguồn: European Union)

Tu Viet

Bình luận