Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?
Bạn đọc

Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?

(TAP) - Đề cập ở kỳ trước, nhiều vụ lợi dụng tình cảm, lừa tiền Việt kiều qua mạng xã hội (MXH), hầu hết đối tượng đều có điểm chung: Liên quan đến Công ty Cổ phần Dstore (Việt Nam). Qua phản ánh từ nạn nhân, các cá nhân từng làm việc tại đây, doanh nghiệp này tuyển nhân viên với công việc tiếp cận Việt kiều có quy trình bài bản. 

Thu nhập theo hoa hồng và cần lao động cọc tiền?

Như đã thông tin, Dstore là cái tên liên quan đến nhiều vụ lừa đảo kiều bào bị hiệp sĩ đường phố Việt Nam vạch trần thời gian qua. Mới đây, bạn đọc tên T. và V. cũng đã chia sẻ lại quá trình xin việc tại doanh nghiệp này.

Qua nội dung tuyển dụng từ hội nhóm Facebook, T. cho biết được hẹn đến địa chỉ B82 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM (Việt Nam) làm thủ tục xin việc.

Ban đầu, T. chỉ biết sẽ làm tư vấn bán hàng với mức lương khoảng 9.000.000/ tháng + hoa hồng tùy theo năng lực và kinh nghiệm; yêu cầu nhanh nhẹn, trung thực; ưu tiên có kinh nghiệm bán hàng, biết sử dụng máy tính;… nhưng không rõ sẽ làm việc cho doanh nghiệp nào. Bên cạnh đó, giấy tờ cần để hoàn tất hồ sơ xin việc lại “đơn giản” đến mức lạ thường: “Chỉ cần CCCD là đủ!”

Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?

Những cá nhân đăng bài tuyển dụng đều có thông tin làm việc cho Dstore

Đến địa chỉ B82 Bạch Đằng, một cá nhân tên “Nguyễn Thái Nguyên” (tên thật Nguyễn Thị Thu Nhiên) - tự xưng Trưởng phòng 29 Khu vực HCM (KVHMC) 10 (?) hướng dẫn T. điền thông tin (định danh, địa chỉ liên hệ, công việc trước đây, mức lương mong muốn,…), sau đó được hướng dẫn lên tầng gặp người tên “Nguyễn Đặng Cao Nguyên” - xưng là Giám đốc KVKD HMC 10.

Khi thắc mắc về mức lương hàng tháng (lương cứng theo quy định của Luật Lao động Việt Nam), Cao Nguyên chỉ khoe kiếm tiền khủng mỗi tháng nhờ hoa hồng (commission) bán sản phẩm, sau đó không giải thích thêm. Sản phẩm của đơn vị là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giảm cân, sinh lý, lưu niệm, trầm hương, quần áo,…

Ngay trong buổi phỏng vấn, tuy chưa rõ kết quả, T. vẫn được thêm vào nhóm chat (Facebook) khoảng 10 - 11 người được cho là ban lãnh đạo. Các cá nhân này yêu cầu T. sắp xếp thời gian, làm thủ tục đăng ký tham gia khóa học trong vòng 3 ngày (2 ngày bất kỳ trong tuần và 1 ngày Chủ nhật).

Trong quá trình tham gia đào tạo bán hàng, phần lớn thời gian T. được giới thiệu về những thành công ở Công ty, cho xem các trang web, app bán hàng của nhân viên Dstore (D-member), và bị hỏi thêm thông tin về năng lực tài chính.

Đến ngày học thứ ba, T. cho biết Nguyễn Đặng Cao Nguyên - Giám đốc KVKD HMC 10 chia sẻ kinh nghiệm, hướng tư duy người học từ làm công ăn lương sang làm chủ. Để được nhận vào làm việc, T. cần bỏ ra một khoản tiền lấy hàng kinh doanh.

Chứng minh điều này, T. cung cấp một biên lai thanh toán khoản tiền cọc khoảng 7 triệu đồng, có chữ ký xác nhận của một người tên “Thái Nguyên” với nội dung: Cọc vị trí khởi nghề (?).

Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?

Ứng tuyển làm công ăn lương nhưng T. phải chi 7 triệu đồng cho một khoản tiền được gọi là “cọc khởi nghề’”?

Hướng dẫn nhân viên tiếp cận, khai thác thông tin khách nước ngoài?

Bạn đọc V. cũng từng được đào tạo sau khi kết thúc quá trình học việc tại Dstore. Tương tự trường hợp của T., V. cho biết phải chi một khoản tiền ban đầu để được nhận và nhập sản phẩm.

Trong đó, nếu chỉ bỏ ra khoảng 990.000 đồng thì được xem là cộng tác viên (CTV); 15 triệu đồng là “Silver”; 35 triệu đồng là “Gold”; 50 triệu đồng là “Platium”. Số tiền bỏ ra càng nhiều tỷ lệ hưởng % hoa hồng càng lớn.

Hình ảnh do V. cung cấp

Đào tạo V. cùng nhiều nhân viên khác là một phụ nữ tên Thu Hương, tự xưng là Quyền Trưởng nhóm (team), kiêm lính ruột Giám đốc bộ phận KVKD HCM Thu Hà (biệt danh “Nữ hoàng lửa”?). Theo V. tường thuật, Thu Hương giới thiệu về những người thành công ở Công ty, có thể kiếm hơn hàng nghìn USD/tháng, tự mua nhà mua xe, trở thành trụ cột gia đình.

Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?

Hình ảnh do V. cung cấp

Thao tác tìm kiếm trên Facebook, dễ dàng tìm thấy nhiều hội nhóm tẩy chay, gắn ghép cái tên Dstore với từ khóa “đa cấp”, “lừa đảo”,… thu hút hơn hàng trăm người tham gia, chia sẻ câu chuyện.

Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?

Một số nạn nhân, gia đình nạn nhân ở Hoa Kỳ cho biết bị nhân viên Dstore lừa 

Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?

Kể từ năm 2022, cái tên Dstore đã bị dư luận bóc phốt là đa cấp, lừa đảo

Trong đó, ghi nhận có tài liệu hướng dẫn nhân viên hoạt động theo múi giờ quốc tế, kết bạn “khách” nước ngoài, khai thác càng nhiều thông tin càng tốt. Mặc dù là quy trình đào tạo bán hàng, nhưng doanh nghiệp yêu cầu nhân viên xưng là “bác sĩ”, “chuyên gia đào tạo”, “tranning về da”, “mở spa”,…

Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?

Quy trình bán hàng của Dstore bị người dùng MXH đăng tải và phản ánh có dấu hiệu lừa đảo

Tiếp vụ lừa tiền người Việt ở nước ngoài: Có tài liệu hướng dẫn tiếp cận, khai thác kiều bào?

Nhiều cá nhân chuộc lợi từ lòng tốt Việt kiều bị hiệp sĩ đường phố Việt Nam vạch trần suốt thời gian qua cũng có liên quan đến doanh nghiệp này

Qua nội dung do bạn đọc cung cấp, ghi nhận một số điểm đáng ngờ đang xảy ra tại Dstore: Bắt người lao động đặt cọc tiền; thu nhập theo hoa hồng (không có lương cứng),… Đáng chú ý là chỉ đạo nhân viên giả dạng bác sĩ, chuyên gia,… để tiếp cận Việt kiều thông qua file dữ liệu cá nhân sẵn có nhằm phục vụ nắm bắt thông tin, làm quen, tạo cảm tình với người Việt ở nước ngoài. Như vậy, mô hình hoạt động của Dstore thực chất là gì, liệu có dấu hiệu tổ chức đào tạo lừa đảo kết hợp đa cấp?

Còn tiếp…

Tony Nguyen

 

 

 

Bình luận