Ngân hàng Thế giới bị chỉ trích vì hỗ trợ các dự án dầu khí
Tin Quốc Tế

Ngân hàng Thế giới bị chỉ trích vì hỗ trợ các dự án dầu khí

Báo cáo mới đây từ Urgewald cho thấy, Ngân hàng Thế giới đã chi hàng tỉ đô la hỗ trợ các dự án dầu khí từ năm 2022 bất chấp những cam kết xanh trước đó.

Ngân hàng Thế giới (World Bank, viết tắt: WB) thông qua Tập đoàn Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation, viết tắt: IFC) - Tổ chức tài chính tư nhân của WB, cung cấp khoảng 3,7 tỷ USD tài chính thương mại vào năm 2022 cho hoạt động phát triển dầu khí. Bằng chứng là WB đã rót nguồn đầu tư khổng lồ vào nhiên liệu hóa thạch trên khắp thế giới bằng hình thức tài trợ đặc biệt, được gọi là tài chính thương mại, theo thông tin từ Urgewald - Tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi các vấn đề về môi trường và nhân quyền (trụ sở ở Đức).

Ngân hàng Thế giới bị chỉ trích vì hỗ trợ các dự án dầu khí

Trong năm 2022, WB có nhiều khoản cho vay giúp thúc đẩy hoạt động khai thá nhiên liệu hóa thạch (Nguồn: The Guardian)

Trong khi tài trợ dự án tiêu chuẩn tương đối dễ theo dõi, tài trợ thương mại lại phức tạp và không rõ ràng. Theo hình thức thông thường, việc thực hiện các khoản vay luôn đòi hỏi tính minh bạch và dễ bị phạt khi phát sinh chênh lệch giữa lãi suất huy động vào và lãi suất đầu ra. Thực tế trong quá trình triển khai dự án, phát sinh chi phí hoặc biến động lãi suất là điều khó tránh khỏi nhưng đây sẽ là gánh nặng rất lớn đối với nhiều quốc gia. Từ đây, tài trợ thương mại xuất hiện và trở thành cứu cánh đối với quỹ tiêu dùng các nước đang phát triển. Tính bảo mật giúp các khoản vay được thực hiện công khai nhưng không thể theo dõi nguồn tiền được sử dụng cụ thể ra sao. Tài trợ thương mại có thể được ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thực hiện dưới hình thức tín dụng hoặc bảo lãnh nhằm cung cấp vốn lưu động cho Chính phủ, doanh nghiệp. Từ đó, nó giúp giảm thiểu rủi ro không mong muốn, The Guardian đưa tin.

Tuy nhiên, không có cách nào để biết liệu giao dịch đó có diễn ra hay không vì IFC chắc chắn không tiết lộ chi tiết nào về dòng tiền. Bà Heike Mainhardt - Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Urgewald đã kêu gọi WB và IFC cần làm việc một cách công khai, minh bạch và loại bỏ nhiên liệu hóa thạch khỏi nội dung các khoản cho vay của ngân hàng. Mainhardt cũng khẳng định, động thái của WB là đi ngược lại Thỏa thuận chung Paris - Một thỏa thuận về giảm phát thải CO2 tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Mainhardt bắt đầu nghiên cứu các giao dịch tài trợ thương mại của IFC cho hoạt động phát triển dầu khí từ năm 2006. Mặc dù thống nhất cam kết Thỏa thuận chung Paris hay gần đây là COP 26 (Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021), tỷ trọng tổng thể ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch dường như không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguyên nhân do IFC vẫn phối hợp tác chặt chẽ với các đơn vị thuộc khu vực Trung Đông và Châu Phi - những nơi việc khai thác dầu khí vốn được xem là ngành công nghiệp trọng điểm. Đồng thời, khí đốt, dầu hỏa và than đá - những nhiên liệu có mức độ phát thải CO2 cao, vẫn không bị IFC loại bỏ khỏi các giao dịch tài trợ thương mại.

Về tác động lâu dài, người đại diện của Urgewald cũng cảnh báo, các công ty nhiên liệu hóa thạch có thể tận dụng lợi thế bảo mật trên để thực hiện các hoạt động khai thác, sản xuất ảnh hưởng đến môi trường sống. Bà Mainhardt lập luận rằng cần đưa dầu hỏa, khí đốt và than đá vào danh sách loại trừ và nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm hơn đối với môi trường sống.

Trong một diễn biến khác, người phát ngôn của IFC cho biết, báo cáo của Urgewald có những sai sót nghiêm trọng và phóng đại quá so với thực tế. Các dự án tài trợ thương mại từ IFC luôn thông qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt nhằm cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tại các quốc gia. Bên cạnh đó, IFC đã loại trừ than khỏi danh mục tài trợ thương mại và chỉ cấp phép cho dầu khí trên cơ sở hạn chế (chỉ phân phối, không sản xuất), The Guardian thông tin.

Moibus Nguyen

Bình luận