Nếu không sớm đạt thỏa thuận giảm nợ với Trung Quốc, Lào khó có thể giải quyết tình trạng lạm phát và khủng hoảng kinh tế.
Thời gian quan, đồng Kíp (tiền tệ Lào) liên tục mất giá khiến lạm phát tăng vọt. Vào tháng 8/2023, Lào ghi nhận thâm hụt thương mại gần 88 triệu USD, thông tin từ Lao News Agency. Theo thời báo Viêng Chăn (Vientiane Times), Lào hiện là quốc gia nhập siêu với chỉ 20 - 30% hàng hóa sản xuất trong nước. Khi thực hiện chính sách nhập siêu, quốc gia thường sẽ có nhiều ngoại tệ hơn. Điều này đồng nghĩa giá trị nội tệ sẽ giảm do cạnh tranh (bán ngoại tệ, mua nội tệ) và gây ra tình trạng mất giá nội tệ, dẫn đến lạm phát.
Trước tình hình đó, chính phủ nước này đã thực hiện nhiều biện pháp ổn định như tăng lãi suất, phát hành trái phiếu và hợp tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank).
Dù vậy, chính quyền Viêng Chăn vẫn chưa thể thống nhất thỏa thuận với Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất của Lào. Từ năm 2013, Trung Quốc cũng trở thành nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Lào, đi kèm với ảnh hưởng ngày càng gia tăng. Ước tính Lào đã vay hàng tỷ USD từ chính quyền Bắc Kinh (khoảng 122% GDP) chủ yếu để phát triển hạ tầng đất nước (đường sắt, cao tốc, đập thủy điện,…) theo thỏa thuận Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative, viết tắt: BRI) phía Trung Quốc.
Lào đang lâm vào khủng hoảng tiền tệ và lạm phát tăng cao (Nguồn: CNBC)
Để giải quyết tình hình tài chính bất ổn, chuyên gia khuyến nghị, Lào cần đa dạng hóa đầu tư nước ngoài, cải cách thuế lẫn chi tiêu, củng cố tài chính cũng như thúc đẩy môi trường kinh doanh. Truyền thông cảnh báo về nguy cơ “bẫy nợ” Trung Quốc có thể đặt ra nếu không thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy Bắc Kinh sẽ tịch thu cơ sở hạ tầng đối với những quốc gia “vỡ trận” khi tham gia BRI, nguồn CNBC.
Ông Toshiro Nishizawa - Giáo sư Đại học Tokyo (Nhật Bản) đề xuất, chính quyền Viêng Chăn nên đàm phán với Trung Quốc về cách xử lý nợ trả trước. Bo gồm giảm nợ theo giá trị hiện tại ròng để giúp nước này trả nợ một cách bền vững. Ông Toshiro cũng gợi ý nên hướng đến thời gian trả nợ kéo dài và giảm lãi suất, cùng với việc thực hiện chính sách ưu ái để đạt thỏa thuận giảm nợ.
Theo bà Mariza Cooray - Nhà kinh tế cấp cao tại Trung tâm Phát triển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Viện Lowy (tổ chức tư vấn độc lập chuyên nghiên cứu các chính sách về chính trị, chiến lược và kinh tế quốc tế ở Úc), mục tiêu giảm nợ cần được thực hiện toàn diện để tránh tình trạng vỡ nợ. Bà Cooray tin rằng, Trung Quốc cần nhượng bộ vì mối quan hệ chặt chẽ hai nước không chỉ giúp Bắc Kinh duy trì vị thế ở Đông Nam Á mà còn ngăn chặn đối tác của họ (Lào) lâm vào khủng hoảng.
Kelvin Huynh
Bình luận