Số ca mắc mới Covid-19 trên thế giới đang tăng mỗi ngày, song với nhiều nỗ lực phòng chống dịch bệnh của các quốc gia số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã có dấu hiệu giảm xuống. Đồng thời số ca khỏi bệnh cũng tăng lên, cũng từ đây vấn đề di chứng hậu Covid-19 trở thành mối lo ngại mới của thế giới.
Theo Zing News (Việt Nam), ước tính có đến hơn 1/3 số người khi khỏi Covid-19 sẽ gặp phải các di chứng kéo dài. Đặc biệt, sự xuất hiện của biến thể Omicron càng làm tăng thêm nguy cơ di chứng hậu Covid-19. Giới nghiên cứu sau khi tìm hiểu đã chỉ ra ba giả thuyết di chứng dành cho người nhiễm Covid-19 gồm:
Giả thuyết đầu tiên, vì sự lây nhiễm nhanh chóng của virus nên chúng vẫn còn trong cơ thể và dễ dàng gây ra tình trạng viêm dẫn đến di chứng hậu Covid-19.
Virus Covid-19 và các kháng thể. Ảnh: Getty
Giả thuyết thứ 2, khi người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể đã kích hoạt các virus tiềm ẩn trong cơ thể. Ví dụ như virus Epstein-Barr gây tăng bạch cầu đơn nhân (mononucleosis), làm người mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết.
Giả thuyết thứ 3, trong quá trình điều trị bệnh cơ thể người nhiễm sẽ xuất hiện hiện tượng tự miễn (autoimmune) nhằm chống lại virus có hại xâm nhập. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh các kháng thể này vẫn nhầm lẫn rồi tấn công vào tế bào khỏe mạnh, gây suy nhược.
Với ba giả thuyết trên, chúng ta có những trường hợp gặp di chứng hậu Covid-19 như sau: Bà Rebekah Hogan bị “sương mù não”, đau dây thần kinh và chân tay chân đột nhiên trở nên mềm nhũn, không còn sức dù đã khỏi bệnh hơn một năm trước. Tương tự, cựu tiếp viên hàng không Jacki Graham phải đối mặt với chứng khó thở, tim đập nhanh, mất khứu giác và vị giá, huyết áp tăng cao khi nhiễm virus SARS-CoV-2…
Với những biến chứng kéo dài trên, những di chứng này sẽ trở thành gánh nặng tiếp theo cho nền y tế thế giới và gây ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác. Nhà khoa học Pretorius nhận định, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn khi đại dịch kết thúc.
Thế Lâm (TH)
Bình luận