Protein là thành phần cấu tạo cơ bản nên tế bào, tham gia vào quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi thiếu hụt protein, cơ thể sẽ lập tức phản ứng thông qua một số biểu hiện tiêu cực.
Khi không cung cấp đủ protein, cơ thể không thể duy trì chức năng cơ bản (Nguồn: WebND)
Tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần
Khi không nạp đủ protein, điều dễ dàng nhận thấy nhất trên cơ thể chính là quá trình hư tổn, rụng tóc, bong tróc hoặc khô da cũng như gãy móng. Các biểu hiện trên đôi khi khiến nhiều người chủ quan và lầm tưởng với chứng rối loạn sinh lý hoặc lo âu. Từ đó, càng xem nhẹ việc bổ sung và bồi bổ các chất đạm cần thiết trong các bửa ăn.
Nhiều triệu chứng nguy hiểm hơn như phù nề (còn gọi là sưng tấy) ở chân, tay, vùng bụng cũng là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang cần bổ sung dưỡng chất. Giải thích hiện tượng này, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng chính là vì đột ngột suy giảm hàm lượng protein trong máu, tăng lượng chất lỏng bị tích tụ dưới các mô, theo WebMD - Kênh thông tin sức khỏe trực tuyến hàng đầu tại Hoa Kỳ.
Một số vấn đề khác bạn cầm đặc biệt lưu tâm chính là quá trình phục hồi của mô biểu bì, vết thương ngoài da. Chúng sẽ diễn ra một cách chậm hơn, không chỉ thể hiện ở ngoài da mà còn cả các chấn thương về gân, xương cốt. Nguyên nhân vì protein có chức năng tổng hợp collagen - thành tố quan trọng giúp xây dựng cơ bắp, gân, xương và dây chằng.
Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất, thiếu hụt protein đồng nghĩa với việc bạn phải trải qua nhiều thay đổi về mặt sức khỏe tinh thần. Bộ não sử dụng nhiều chất dẫn truyền thần kinh để chuyển tiếp thông tin giữa các tế bào. Chất dẫn truyền được tạo nên từ những axit amin có trong protein. Vì vậy, khi chế độ ăn uống không cung cấp đủ đạm phục vụ quá trình tổng hợp axit amin, tâm trạng chúng ta lập tức trở nên bất thường, hung hăng hơn hoặc cảm thấy chán nản.
Quá trình bào mòn cả về thể chất và tinh thần đều dẫn đến một lệ quả tất yếu chính là cơ thể trở nên khó giữ thăng bằng và quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, thiếu hiệu quả. Đồng thời, sự thiếu hụt cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến các tế bào không nhận đủ oxy và gây ra mệt mỏi.
Ai là người có nguy cơ thiếu hụt protein?
Phần lớn chế độ ăn uống tại Hoa Kỳ đều cung cấp nhiều protein và các dưỡng chất có lợi. Protein có trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, điển hình như lúa mạch, ngũ cốc, các loại hạt, thịt, cá, trứng, sữa, rau quả,… Do đó, các trường hợp thiếu hụt đạm chủ yếu đến từ những người già hoặc bệnh tật (khó khăn khi ăn uống). Tại một số quốc gia đang phát triển hoặc trải qua quá trình khủng hoảng, suy thái kinh tế, trẻ em và những người suy dinh dưỡng trầm trọng thường là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm, thường xuyên bổ sung protein cho cơ thể.
Đối với vận động viên thể thao - những cổ máy “chiến đấu” thật thụ, họ luôn cần nạp protein gấp đôi so với người bình thường. Hoặc tối thiểu từ 0,5 - 1 gram protein/pound trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh không nên lạm dụng quá nhiều đạm vì nó cũng là tác nhân gây ra các vấn đề về cân nặng, mỡ máu và béo phì.
Kena Lyly
Bình luận