(TAP) - Tại cuộc thảo luận gần đây giữa các chuyên gia, ghi nhận một số quan ngại liên quan đến chính sách của ông Trump đối với Đông Nam Á. Các nhà phân tích cho rằnvề địa chính trị xung quanh cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới, khiến ASEAN ít được coi trọng.
Thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies, viết tắt: CSIS) ngày 18/11, cơ quan này vừa tổ chức thảo luận tại thủ đô Jakarta (thủ đô Indonesia) về tác động địa chính trị từ các cuộc bầu cử diễn ra trên toàn thế giới trong năm nay, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Chương trình do CSIS phối hợp với KAS là một Viện chính trị gần gũi với Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (Konrad-Adenauer-Stiftung, viết tắt: KAS) cùng một số chuyên gia, đại diện của Bộ Ngoại giao (Ministry of Foreign Affairs) chính quyền quốc gia sở tại.
Trước sự leo thang căng thẳng trong mối quan hệ đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tờ Jakarta Post dẫn nhận định từ các nhà phân tích tại cuộc họp quan ngại, chính sách thương mại dưới nhiệm kỳ mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể khiến tăng trưởng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ở Indonesia cũng như toàn châu Á. Theo CSIS, viêc ông Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 khiến Chính phủ các nước phải điều chỉnh tầm nhìn ngoại giao và tập trung vào những thay đổi thất thường trong chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết” (America First) của chính quyền Washington, D.C. Tổng biên tập của tạp chí học thuật Indonesian Quarterly, kiêm thành viên CSIS - bà Shafiah Muhibat cho biết, Washington, D.C có thể quyết đoán hơn đối với Trung Quốc, nhưng điều này sẽ có tác động rất lớn đến Indonesia và Đông Nam Á.
Truyền thông châu Á (Asia News Network) đồng tình, Nội các mới của ông Trump có khả năng biệt lập với Đông Nam Á hơn so với chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden - người từng dành những năm đầu tiên trong nhiệm kỳ để hứa hẹn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt: ASEAN) về hợp tác mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Theo giới quan sát địa chính trị, điều này đồng nghĩa với sự sụt giảm về tương tác, viện trợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nền kinh tế hàng đầu thế giới trong tương lai.
Chuyên gia quan ngại chính sách mới của ông Trump có tác động lớn đến khu vực Đông Nam Á (Nguồn: Facebook “Donald J. Trump”)
Cũng theo Asia News Network, trong những thập kỷ qua, các nước Đông Nam Á phải vật lộn trong mối quan hệ phức tạp giữa Bắc Kinh và Washington, D.C. Trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng, nhiều quốc gia ASEAN muốn đạt được sự cân bằng với nhiều mức độ khác nhau. Chuyên gia cho rằng, chiến thắng của ông Trump có thể sẽ khiến các thành viên ASEAN thêm bất ổn và rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Những dấu hiệu ban đầu của Nội các Hoa Kỳ hiện nay, kết hợp với vị thế ngày càng được củng cố của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội tiếp tục dấy lên quan ngại về một ASEAN ít được coi trọng. Thành viên thuộc Viện Chính sách An ninh và Phát triển (Institute for Security and Development Policy) - bà Zsuzsa Ferenczy nhận định, Hoa Kỳ nhìn nhận khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua lăng kính cạnh tranh với Trung Quốc, quan điểm này nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Kelvin Huynh
Bình luận