(TAP) - Ghi nhận lạm phát ở châu Âu (EU) - khu vực sử dụng đồng euro đang tiến gần đến mức 2%. Diễn biến này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giảm phát được đề ra trước đó bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu, kể từ khi khủng hoảng giá cả bắt đầu leo thang.
Theo dữ liệu công bố ngày 1/7 từ cơ quan thống kê Eurostat thuộc Ủy ban châu Âu (European Commission), lạm phát chung của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang tiến gần hơn đến mục tiêu 2%, sau khi giảm xuống 1,9% vào tháng 5. Chỉ số giá dịch vụ - vốn được của Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank, viết tắt: ECB) theo dõi chặt chẽ, cũng tăng nhẹ lên 3,3% bất chấp từng giảm từ 4% (tháng 4) xuống 3,2% (tháng 5).
Cơ quan nghiên cứu thuộc Ủy ban châu Âu nói, lạm phát khu vực đồng euro tiến đến mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương. Nguồn: Eurostat
Lạm phát cơ bản – không bao gồm năng lượng, thực phẩm, thuốc lá và rượu vẫn giữ nguyên ở mức 2,3%. Số liệu lạm phát từ các nền kinh tế lớn trong khu vực phản ánh nhiều diễn biến phức tạp: Đức ghi nhận tỷ lệ lạm phát hài hòa giảm; Pháp và Tây Ban Nha có sự gia tăng nhẹ; lạm phát tại Ý không thay đổi. Những dữ kiện trên củng cố dự đoán rằng lạm phát chung của khu vực đang tiến gần hơn đến mục tiêu 2% do ECB đặt ra.
Giới quan sát thị trường tin rằng, ECB sẽ giữ nguyên mức lãi suất tiền gửi ở 2% tại cuộc họp cuối tháng 7. Khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản có thể được cân nhắc trong cuộc họp tháng 9, nếu xu hướng giảm phát tiếp tục và không có cú sốc kinh tế bất ngờ nào xảy ra. Sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, đồng euro đã tăng giá, giao dịch cao hơn khoảng 0,3% so với đồng USD. Kinh tế trưởng ECB - ông Philip Lane cho biết, giai đoạn can thiệp chính sách tiền tệ mạnh tay nhằm kiềm chế lạm phát đã kết thúc. Đại diện ECB nhận định, việc đưa lạm phát từ đỉnh điểm 10% trở lại mức 2% là bước tiến lớn, nhưng vẫn cần thận trọng với các rủi ro tiềm ẩn và sẵn sàng điều chỉnh chính sách nếu cần thiết.
Chuyên gia lo ngại, nguy cơ áp thuế thương mại từ Hoa Kỳ vẫn có thể ảnh hưởng đến xu hướng giảm lạm phát của EU trong thời gian tới. Nguồn: U.S. Mission to the European Union
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo, một số yếu tố bên ngoài như giá dầu biến động do xung đột Trung Đông hay nguy cơ áp thuế thương mại từ Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến xu hướng giảm phát trong thời gian tới. Nếu không xuất hiện các cú sốc lớn trong những tháng tới, đa số các nhà kinh tế đồng thuận quan điểm, ECB sẽ giữ nguyên lãi suất vào tháng 7, đồng thời có thể bắt đầu chu kỳ cắt giảm vào tháng 9.
Mobius Nguyen