Trước việc giá khí đốt Mỹ quá đắt, Châu Âu có động thái mới
Tin Quốc Tế

Trước việc giá khí đốt Mỹ quá đắt, Châu Âu có động thái mới

Các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) sẽ thống nhất điều chỉnh kế hoạch mua khí đốt chung với mục đích buộc các đối tác và đồng minh giảm giá bán xuống mức hợp lý hơn. 

Theo báo điện tử Nông Thôn Việt đưa tin ngày 7/11, đối mặt trước tình trạng khủng hoảng năng lượng, các nước Châu Âu đã đẩy nhanh việc tích trữ khí đốt từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Ông Thierry Breton - Ủy viên phụ trách thị trường nội bộ EU cho biết: EU đã thành công trong việc đa dạng nguồn cung khí đốt nhờ Qatar, Mỹ và Na Uy, qua đó gần như lấp đầy kho dự trữ trước mùa đông năm nay. 

Tuy nhiên, khí đốt được Châu Âu nhập khẩu từ Mỹ và Trung Đông có giá cao hơn nhiều so với khí đốt được Nga cung cấp qua mạng lưới đường ống sẵn có và hợp đồng ký kết dài hạn. Kết quả là giá năng lượng ở Châu Âu đang không ngừng tăng cao. Quan chức EU thừa nhận rằng khi mua khí đốt của Mỹ, Liên minh Châu Âu phải trả mức giá gấp 4 lần giá Mỹ bán trong nước là điều không bình thường.

Trước việc giá khí đốt Mỹ quá đắt, Châu Âu có động thái mới

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng chỉ trích Mỹ áp đặt "tiêu chuẩn kép" về giá khí đốt. Ảnh: 24h.com.vn

Để giải quyết vấn đề này, các nước thành viên EU dự kiến cải thiện thủ tục mua khí đốt và thống nhất mua khí đốt với một mức giá chung hợp lý hơn vào cuối tháng này. Mục đích của EU là đối phó giá khí đốt tăng vọt do lệnh trừng phạt Nga và chính sách từ bỏ khí đốt của Nga liên quan đến xung đột Ukraine. Thay vì tự do đàm phán mua khí đốt, sự đồng thuận về một thỏa thuận chung sẽ giúp củng cố vị thế của EU trước các nhà cung cấp khác ngoài Nga và tiến tới giảm giá khí đốt xuống mức hợp lý hơn.

Bên cạnh việc đánh giá lại quy trình mua khí đốt, EU đưa ra một kế hoạch tạm thời nhằm hạn chế giá khí đốt. Sáng kiến này đã được áp dụng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Pháp cũng đang đề xuất mở rộng trên phạm vi toàn khối. Các nhà lãnh đạo EU đang xúc tiến thúc đẩy đàm phán cùng những đối tác và đồng minh cung cấp khí đốt như Na Uy và Mỹ. EU muốn tận dụng ảnh hưởng của khối đặc biệt là đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu để thúc đẩy đối tác giảm giá khí đốt. Về vấn đề Mỹ bán khí đốt cho EU với giá quá cao, EU sẽ thảo luận cụ thể hơn trong tương lai gần.

Trâm Trần (TH)

 

Bình luận