(TAP) - Không có hướng giải quyết phù hợp cho những căng thẳng và bất ổn đang xảy ra tại Bangladesh, Thủ tướng nước này - bà Sheikh Hasina tuyên bố từ chức và trốn khỏi đất nước.
Theo thông tin đăng tải trên “X” của cựu chính khách Tariq Rahman, quyền chủ tịch của Đảng Dân tộc Bangladesh (Bangladesh Nationalist Party) đăng tải ngày 5/8, Thủ tướng Sheikh Hasina đã tuyên bố từ chức và rời khỏi đất nước sau khi đám đông người biểu tình không có dấu hiệu “hạ nhiệt” trên đường phố Dhaka (thủ đô Bangladesh).
Hình ảnh về tình hình bất ổn ở Bangladesh được quyền chủ tịch của Đảng Dân tộc Bangladesh chia sẻ trên trang cá nhân (Nguồn: X “Tarique Rahman”)
Truyền thông châu Á cho biết, cuộc biểu tình ban đầu bắt đầu khởi xướng vào ngày 4/8, từ phong trào do sinh viên lãnh đạo chống lại hạn ngạch công chức (bổ nhiệm chức vụ), nhưng leo thang căng thẳng trở thành cuộc nổi dậy trên toàn quốc chống lại Thủ tướng Hasina và cơ quan Chính phủ.
Ghi nhận ít nhất 90 người thiệt mạng, trong đó có 13 cảnh sát và hàng trăm dân thường bị thương. Bên cạnh đó, cuộc đàn áp của cảnh sát chống lại người biểu tình cũng khiến khoảng 300 người đã thiệt mạng chỉ tính trong tháng 7.
Từ lâu, phương Tây nói chung đặc biệt là Hoa Kỳ đã nhiều lần quan ngại về các cuộc bầu cử không tự do hoặc thiếu công bằng ở Bangladesh, dưới nhiệm kỳ của bà Hasina - người đã điều hành đất nước trong suốt 15 năm.
Bà Hasina đã lãnh đạo Bangladesh kể từ năm 2009 và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thứ tư liên tiếp vào tháng 1/2024. Tuy nhiên, cơ quan Chính phủ của bà bị cáo buộc lạm dụng củng cố quyền lực và triệt tiêu các nhà hoạt động đối lập.
Thủ tướng Sheikh Hasina - người vừa tuyên bố từ chức và bỏ trốn khỏi Bangladesh (Nguồn: High Commission of the People's Republic of Bangladesh)
Cũng trong tháng 1 vừa qua, người phát ngôn thuộc Bộ Ngoại giao (Department of State) Hoa Kỳ đã bày tỏ quan điểm cho biết, Washington, D.C lên án bạo lực diễn ra trong các cuộc bầu cử ở quốc gia Nam Á này. Đồng thời, khuyến khích Chính phủ Bangladesh điều tra các báo cáo bạo lực, kêu gọi tất cả các đảng phái chính trị từ chối bạo lực và buộc những kẻ thủ ác chịu trách nhiệm.
Phát biểu trước truyền thông nước này, Tổng tư lệnh Quân đội Bangladesh, Tướng Waker-Uz-Zaman tuyên bố, sau khi bà Hasina từ chức, một Chính phủ lâm thời sẽ được thành lập để điều hành đất nước, nhưng chưa cung cấp thông thêm tin chi tiết.
Theo mạng xã hội Yahoo! News đăng tải ngày 6/8, Chính phủ Hoa Kỳ khen ngợi quân đội Bangladesh vì những ứng biến kịp thời giúp xoa dịu dư luận sau khi người đứng đầu quốc gia Nam Á này rời khỏi đất nước. Hoa Kỳ cũng kêu gọi các bên kiềm chế bạo lực và khôi phục hòa bình sớm nhất có thể.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về tình hình bầu cử ở Bangladesh (Nguồn: Department of State)
Trong một tuyên bố đăng tải ngày 5/8, người phát ngôn Liên Hợp Quốc (United Nations, viết tắt: UN) Farhan Haq cũng kêu gọi người biểu tình ở Bangladesh bình tĩnh, kiềm chế và thúc giục các bên tôn trọng quyền tự do, bày tỏ quan điểm một cách hòa bình. UN đề nghị lực lượng an ninh bảo vệ người dân trên đường phố Dhaka và một số khu vực khác.
Nhiều nguồn tin đăng tải trên các trang báo quốc tế cho biết, cựu Thủ tướng Bangladesh đã hạ cánh xuống một căn cứ không quân ở Ghaziabad (Ấn Độ). Mặc dù vậy, Chính phủ Ấn Độ vẫn chưa lên tiếng xác nhận hoặc đính chính thông tin này.
Elti Tran
Bình luận