Những điểm chính tại cuộc Đối thoại Kinh tế Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lần I
Tin tức

Những điểm chính tại cuộc Đối thoại Kinh tế Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lần I

(TAP) - Tại cuộc Đối thoại Kinh tế Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ nhất diễn ra ở Washington, D.C, hai nước thống nhất sẽ tăng cường, mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực quan trọng như cung ứng bán dẫn, đào tạo lao động, biến đổi khí hậu,… Dự kiến cuộc họp tiếp theo sẽ được đôi bên tổ chức vào đầu năm 2025.

Theo thông tin Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Department of State, viết tắt: DOJ)  đăng tải ngày 25/6 vừa qua (giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng đã có chuyến đi đến Washington, D.C. tham dự Đối thoại Kinh tế Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lần đầu tiên.

Tiếp đón đại diện phía chính quyền Hà Nội có Thứ trưởng Bộ Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường Hoa Kỳ (Secretary for Economic Growth, Energy, and the Environment) - ông Jose W. Fernandez cùng phái đoàn.

Hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường đối thoại, thúc đẩy các mục tiêu đôi bên đề ra trong tuyên bố nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện được lãnh đạo hai nước thống nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden tháng 9/2023.

Việt Nam - Hoa Kỳ họp Đối thoại Kinh tế Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lần I (Nguồn: Deputy Minister of Planning and Investment)

Tại cuộc họp đối thoại, Thứ trưởng Jose W. Fernandez và Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã cùng nhau thảo luận về việc mở rộng hợp tác cũng như khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong lĩnh vực bán dẫn; hỗ trợ lực lượng lao động công nghệ cao của Việt Nam; thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo và thực hiện các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu và khai thác sử dụng các loại khoáng sản quan trọng.

Bên cạnh đó, đại diện chính quyền Hà Nội và Washington, D.C. cũng thảo luận những biện pháp quản lý rủi ro an ninh trong thương mại và tài chính quốc tế; tăng cường an ninh mạng và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quan trọng. Đồng thời, tìm kiếm phương hướng hợp tác phù hợp đảm bảo môi trường pháp lý của Việt Nam sẽ thu hút đầu tư chất lượng cao và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện.

Thông qua cuộc đối thoại, đôi bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với nền kinh tế toàn cầu. Qua đó, đề ra mục tiêu xây dựng một khu vực thịnh vượng, tự do, cởi mở và an toàn.

Dự kiến, đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục có cuộc họp tiếp theo vào đầu năm 2025 để đánh giá những tiến bộ đạt được sau Đối thoại kinh tế đối tác chiến lược toàn diện lần này và tận dụng đà hợp tác kinh tế song phương.

Kane Nguyen

Bình luận