Lựa chọn sống chung, thích ứng an toàn với đại dịch Covid-19, các quốc gia bắt đầu quá trình phục hồi nền kinh tế, khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng nhiên liệu trên thế giới giới tăng mạnh, khiến giá nhiên liệu, đặc biệt là giá xăng dầu tăng cao.
Theo thống kê vào ngày 13/10/2021 của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính Việt Nam, giá dầu thô WTI ngày 10/10/2021 đạt mức 80,11 USD/thùng và 82,58 USD/thùng loại dầu Brent. Con số này được cho là cao nhất lịch sử xăng dầu thế giới trong vòng 07 năm trở lại đây. Riêng các sản phẩm xăng dầu khác cũng có sự điều chỉnh cao hơn so với kỳ trước. Cụ thể, ngày 11/10/2021 giá xăng RON92 là 88,156 USD/thùng (tăng 7,13%); xăng RON95 tăng 6,025 USD/thùng (tăng 7,15%); dầu diesel 0.05S tăng 8,269 USD/thùng (tăng 10,40%); dầu hỏa tăng 8,240 USD/thùng (tăng 10,33%); dầu mazut 180CST 3.5S tăng 21,654 USD/tấn (tăng 4,60%).
Ảnh minh họa
Bởi những biến động lớn từ thế giới, giá xăng dầu của Việt Nam cũng tăng dần theo các lần điều chỉnh giá (chu kỳ 10 ngày/lần). Cập nhật dữ liệu ngày 07/02/2022 của Bộ Công Thương Việt Nam cho thấy, bình quân giá xăng RON 92 ở mức 101,8 USD/thùng, giá xăng RON 95 khoảng 104,13 USD/thùng (tăng 7% so với kỳ trước). Dự kiến, đến lần điều chỉnh vào ngày 11/02 tới giá xăng dầu sẽ chịu nhiều áp lực mà tăng cao.
Báo VTV (Việt Nam) đưa tin, hiện giá xăng dầu bán lẻ ở mức: Xăng E5RON92 thấp hơn 23.595 đồng/lít; xăng RON95-III thấp hơn 24.360 đồng/lít; dầu diesel 0.05S thấp hơn 18.903 đồng/lít; dầu hỏa thấp hơn 17.793 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.993 đồng/kg.
Bảng thống kê giá thành phẩm xăng dầu thế giới từ ngày 25/9/2021 – 11/10/2021 của Bộ Tài chính Việt Nam
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương Việt Nam đã tiến hành cuộc họp gấp vào chiều ngày 09/02/2022, thành lập ra Đoàn Thanh tra cơ động nhằm thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước, tránh tình trạng lợi dụng, đầu cơ tích trữ và tăng giá trái phép.
Thế Lâm (TH)
Bình luận