(TAP) - Liên tiếp chuỗi sự kiện tại Hội nghị cấp cao ASEAN, sau khi thảo luận cùng Trung Quốc, Đông Nam Á đã tham dự sự kiện có Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Đại diện Washington, D.C đã lên án các động thái gần đây của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao (Department of State, viết tắt: DOS) Hoa Kỳ ngày 11/10 (giờ địa phương) đã trích dẫn tuyên bố của người phát ngôn DOS Matthew Miller cho biết, Ngoại trưởng - ông Antony J. Blinken đã có chuyến đi đến Lào dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12 (12th ASEAN-U.S. Summit). Theo đó, Ngoại trưởng Blinken đã nêu bật Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Washington, D.C với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations). Đồng thời, nhắc lại cam kết tăng cường hợp tác của Hoa Kỳ về lĩnh vực: Năng lượng, kinh tế số, an ninh mạng, giao thông vận tải, khoa học và công nghệ, y tế, môi trường và khí hậu,...
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Blinken cũng đề cập các vấn đề địa chính trị cấp bách, bao gồm hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; tình hình quanh eo biển Đài Loan; xung đột giữa Nga với Ukraine; các hành động gây mất ổn định của Triều Tiên; căng thẳng ở Trung Đông;...
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken lên án các động thái gần đây của Bắc Kinh (Nguồn: X “Secretary Antony Blinken”)
Liên quan đến phát biểu về Trung Quốc, quốc gia cũng có mặt tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần này, đài The China-Global South Project (Trung Quốc) dẫn lời của Ngoại trưởng Blinken lên án các hành động “ngày càng nguy hiểm” (increasingly dangerous) của Bắc Kinh và ủng hộ quyền tự do hàng hải. Hoa Kỳ quan ngại, Trung Quốc đang có nhiều hành động gây thương tích người dân, tàu thuyền của các quốc gia ASEAN và trái ngược với các cam kết giải quyết hòa bình.
Theo tờ Al Jazeera (Qatar), Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông, đồng thời có các yêu cầu chủ quyền chồng lấn với các thành viên ASEAN, bao gồm: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Truyền thông phía quốc gia Trung Đông này cho rằng, Biển Đông là nơi giàu trữ lượng cá, khí đốt và dầu mỏ, với khoảng một phần ba thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này. Trong khi đó, tờ Inquirer (Philippine) cho biết, Hoa Kỳ và Philippines đang lo ngại về các vụ việc bạo lực khi Bắc Kinh đưa ra yêu sách của mình trên tuyến đường thủy chiến lược này.
Tờ Free Malaysia Today (Malaysia) cho biết, một chủ đề khác nổi bật tại Hội nghị là tình hình xung đột ở Myanmar, nơi chính quyền quân sự cử đại diện đến cuộc họp ASEAN lần đầu tiên sau hơn 03 năm. Mặc dù Ngoại trưởng Blinken cho biết muốn thảo luận cùng phái đoàn đại diện Myanmar về khủng hoảng ở nước này, nhưng chưa rõ các bên liệu có bất kỳ tương tác nào hay không. Cũng theo truyền thông phía chính quyền Kuala Lumpur, đây là lần hiếm hoi đầu tiên Hoa Kỳ công nhận tên gọi Myanmar - tên chính thức của quốc gia này thay vì tên gọi cũ “Miến Điện” (Burma). Trước đó vào năm 1989, chính phủ quân sự Burma quyết định đổi tên thành Myanmar nhằm nỗ lực bảo tồn cách viết bằng ngôn ngữ địa phương.
Để ứng phó với những thách thức cấp bách toàn cầu, DOS trích dẫn lời của Ngoại trưởng Antony J. Blinken, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới.
Hoa Kỳ muốn mối quan hệ đối tác với ASEAN ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới (Nguồn: X “Secretary Antony Blinken”)
Kane Nguyen
Bình luận