Ngày 9/9/2022, Bộ trưởng Năng lượng các nước châu Âu (EU) sẽ họp bàn tìm phương hướng giải quyết vấn đề giá năng lượng tăng cao.
Báo Vnexpress (Việt Nam) ngày 9/9/2022 đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng xung đột giữa Nga - Ukraine khiến giá nhiên liệu và điện không ngừng tăng cao, EU dự kiến tổ chức cuộc họp nhằm tìm hướng giải quyết những vấn đề tồn đọng.
Liên minh châu Âu (EU) (Nguồn: Vnexpress)
Cụ thể, ở cuộc họp diễn ra vào ngày 9/9/2022, nhóm bộ trưởng năng lượng EU sẽ xem xét một số đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) xoay quanh mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp chi trả hóa đơn nhiên liệu và vận hành nhà máy. Tại đây, nhiều quốc gia thành viên cũng được kỳ vọng sẽ nêu thêm phương hướng hữu hiệu.
Từ khi chính quyền Moscow (Nga) thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giá khí đốt nhiên liệu không ngừng tăng mạnh khiến EU lâm vào hoàn cảnh suy thoái. Tuy nhiên, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin ngưng hoàn toàn nguồn cung năng lượng cho EU. Việc này vẫn cần thêm thời gian để chuyên gia quan sát và đánh giá. Trước thời điểm diễn ra xung đột, EU nhận nhập khẩu gần 40% lượng khí đốt từ Nga. Theo đó, khách hàng lớn nhất của Moscow là Cộng hòa Liên bang Đức. Để chuẩn bị ứng phó trước mùa đông khắc nghiệt 2022, Quốc gia châu Âu này đang tích cực tìm kiếm nguồn nhiên liệu sưởi ấm và vận hành nhà máy.
Dựa vào nguồn tin do AFP (hãng thông tấn lâu đời nhất thế giới) cung cấp, EU cũng đề xuất một cơ chế cho phép nhiều công ty điện không dùng khí đốt mà thay vào đó là năng lượng mặt trời, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo,... chia sẻ doanh thu dư thừa khi giá điện tăng mạnh. Ngoài ra, các hãng nhiên liệu hóa thạch có thể bị tăng mức đánh thuế khi lợi nhuận kinh doanh nhiên liệu leo thang.
Đồng tình trước quan điểm này, trước phiên họp diễn ra, bà Leonore Gewessler - Bộ trưởng Bộ Hành động khí hậu, Môi trường, Năng lượng, Vận tải, Đổi mới và Công nghệ Áo cho biết, EU cần nhanh chóng thảo luận và đặt ra khoản thuế phù hợp lên công ty năng lượng – đơn vị có nguồn thu lớn trong bối cảnh hiện tại. Đề xuất giải cứu những đơn vị điện gặp khó khăp cũng nhận nhiều sự đồng tình từ thành viên tham dự. Theo đó, quan ngại trước nguy cơ khủng hoảng lan rộng, EU dự kiến sẽ nới lỏng quy định về hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, EC cũng yêu cầu quốc gia thành viên chấp nhận cắt giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng thời gian tới.
Cũng tại buổi thảo luận, ý tưởng áp trần giá khí đốt Nga do Chủ tịch EC Ursula von der Leyen thúc giục ngày 7/9/2022 cũng được mang ra phân tích. Kết quả, vì lo ngại trước viễn cảnh Nga sẽ có hành động đáp trả khiến nền kinh tế châu Âu lâm vào khủng hoảng, các nhà ngoại giao cho biết, việc kêu gọi đồng thuận đang chững lại.
Thái Sơn (TH)
Bình luận